NGÀNH DU LỊCH, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7810101)
Thứ Tư, 09:58 09/11/2022NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7340101)
Thứ Tư, 09:40 09/11/2022NGÀNH KẾ TOÁN, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7340301)
Thứ Tư, 09:38 09/11/2022NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7140249)
Thứ Tư, 09:35 09/11/2022NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (Mã ngành: 7140201)
Thứ Tư, 09:13 09/11/2022NGÀNH DU LỊCH - CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (MÃ NGÀNH - 7810101)
Thứ Tư, 08:34 09/11/2022NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH - CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG (MÃ NGÀNH: 7340101)
Thứ Tư, 14:34 02/11/2022NGÀNH VIỆT NAM HỌC - CHUYÊN NGÀNH HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH (MÃ NGÀNH: 7310630)
Thứ Tư, 14:27 02/11/2022NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7480201)
Thứ Tư, 08:17 02/11/2022NGÀNH KẾ TOÁN - CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (MÃ NGÀNH: 7340301)
Thứ Tư, 00:00 02/11/2022Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo năm 2018 (dự thảo)
Ý kiến góp ý về chuẩn đầu ra các ngành đào tạo năm 2018
Nội dung chuẩn đầu ra các ngành:
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC
1. Tên ngành đào tạo: Sư phạm Toán học (Mathematics Teacher Education)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương: Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xậy dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
- Đạt trình độ tiếng Anh tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Nắm vững kiến thức Toán học (bao gồm các kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành) và chuyên sâu về một số lĩnh vực trong Toán học hiện đại.
- Nắm vững chương trình, nội dung giáo dục môn Toán ở phổ thông; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả các phương pháp dạy học toán và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục phổ thông trong quá trình dạy và học.
- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học và biết áp dụng được vào trong lĩnh vực giáo dục.
4. Yêu cầu về kỹ năng
* Kỹ năng cứng:
- Có các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để tổ chức quá trình dạy và học môn Toán theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học tiên tiến, đáp ứng được mục tiêu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông.
- Có kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
- Có khả năng tư duy toán học một cách logic.
- Có khả năng đánh giá quá trình daỵ học của mình, của đồng nghiệp; biết cách phân tích những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong quá trình giảng dạy để điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Có khả năng vận dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực chuyên môn Toán, nghiệp vụ sư phạm vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông.
- Có kỹ năng nghiên cứu về Toán học và khoa học giáo dục.
* Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng áp dụng tin học vào thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu Toán như sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành và biết cách khai thác hiệu quả internet phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp cơ bản; có thể đọc và dịch được các tài liệu chuyên ngành về Toán.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm; lập kế hoạch, phân công công việc trong nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
- Có khả năng thuyết trình tốt.
- Khả năng tìm kiếm tài liệu và phương pháp tìm kiếm hiệu quả nhất hỗ trợ cho quá trình học tập và nghiên cứu; kỹ năng đọc sách, tài liệu để rèn luyện, phát triển tư duy và nhận thức.
- Kỹ năng giao tiếp tốt với giảng viên, bạn bè và xã hội; khả năng nhận thức, phát triển khả năng tư duy và các phương pháp tư duy từ căn bản đến nâng cao.
- Khả năng nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình học tập, đúc kết kinh nghiệm học tập để đạt được kết quả tốt nhất.
- Khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập; biết cách giải quyết có hiệu quả các tình huống sư phạm đặt ra trong thực tiễn giảng dạy.
- Biết cách động viên, khích lệ học sinh trong quá trình học tập, là một nhà tâm lý đối với học sinh
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh vững vàng, sống và làm việc theo pháp luật, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Có lòng yêu nghề, có đạo đức, tư cách nhà giáo, năng động sáng tạo,có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, có sự tôn trọng nhân phẩm của học sinh, đối xử công bằng với học sinh.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, công tác; không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng yêu cầu mới.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo.
- Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có khả năng đưa ra kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề về mặt kĩ thuật.
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.
- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy Toán học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Làm công tác quản lý chuyên môn Toán tại các cơ sở quản lý giáo dục.
- Thực hiện công việc nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có ứng dụng Toán học.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng tự học để hoàn thiện, bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục.
- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ .
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
1. Ngành đào tạo: Sư phạm Vật Lí (Physics Teacher Education)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức chuyên ngành
- Nắm vững kiến thức Vật lí học (bao gồm kiến thức cơ sở, chuyên ngành) và kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực trong Vật lí hiện đại.
- Có kiến thức cập nhật về lí luận dạy học Vật lí, về chương trình Vật lí phổ thông. Nắm vững các kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học hiện đại và tổ chức các hoạt động của học sinh ở trường phổ thông.
- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học và biết áp dụng vào trong lĩnh vực giáo dục
3.2. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ Ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng:
- Có năng lực thiết kế bài giảng và tổ chức dạy học Vật lí, đáp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Có kỹ năng thực hành thí nghiệm Vật lí phổ thông, giải thích các hiện tượng Vật lí trong tự nhiên, trong đời sống.
- Có kỹ năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Có năng lực xây dựng và triển khai được hồ sơ, kế hoạch công tác dạy học, giáo viên chủ nhiệm, giáo dục, quản lí học sinh; xây dựng và tổ chức được các kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với mục tiêu giáo dục.
4.1. Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng, phát triển nghề nghiệp, thăng tiến chuyên môn.
- Có khả năng làm việc độc lập và khả năng hợp tác chuyên môn với đồng nghiệp, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
- Có kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm dạy học, phục vụ công tác dạy học.
- Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có đầy đủ phẩm chất của một người giáo viên: có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp, với học sinh, với xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm công tác giảng dạy môn Vật lí (hoặc Vật lí và Công nghệ) ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề; chuyên viên ngành học tại các cơ sở quản lý giáo dục hoặc làm việc trực tiếp trong các cơ sở sản xuất liên quan đến Vật lí. Trường hợp sinh viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt nếu được cập nhật thêm các kiến thức về dạy học ở trường chuyên nghiệp có thể được tuyển chọn làm giảng viên trong các cơ sở có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến Vật lí trình độ trung cấp đến đại học.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Học văn bằng hai về ngành thích hợp.
- Khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu để đạt các trình độ cao hơn.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC
1. Tên ngành đào tạo: Sư phạm Hóa học (Chemistry Teacher Education)
2. Trình độ đào tao: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương:
- Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xậy dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành:
- Hiểu và vận dụng tốt kiến thức cốt lõi của chuyên ngành hóa học đảm bảo tính khoa học, hệ thống, vận dụng hiệu quả và linh hoạt vào quá trình dạy học Hoá học ở trường phổ thông; giải thích và ứng dụng các hiện tượng hóa học trong đời sống và trong lao động sản xuất; đảm bảo các kiến thức chuyên sâu và hiện đại về Hoá họcđể đi sâu vào nghiên cứu khoa học và học tốt ở các bậc học cao hơn.
- Vận dụng tốt kiến thức nghiệp vụ sư phạm bao gồm tâm lý học, giáo dục học, các phương pháp dạy học hoá học vào quá trình dạy học, giáo dục ở trường phổ thông.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học:
- Về tiếng Anh: Đạt trình độ tiếng Anh tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Về tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng:
Có khả năng lập và triển khai kế hoạch dạy học, thiết kế bài giảng, tổ chức tốt các hoạt động trong công tác dạy học và công tác giáo dục;
Có khả năng đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, đánh giá kết quả giáo dục ở phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học;
Có kỹ năng thực hành hoá học; có khả năng cải tiến các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học hóa học; có khả năng thực nghiệm và nghiên cứu;
Có khả năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực tiễn ở địa phương, đơn vị công tác.
4.2. Kỹ năng mềm:
Có kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách xử lý tình huống sư phạm, có khả năng làm việc theo nhóm.
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học để thực hiện công tác chuyên môn về hóa học và dạy học hóa học.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh vững vàng, sống và làm việc theo pháp luật, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Có lòng yêu nghề, có đạo đức, tư cách nhà giáo, năng động sáng tạo,có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, có sự tôn trọng nhân phẩm của học sinh, đối xử công bằng với học sinh.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, công tác; không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng yêu cầu mới.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có khả năng tham khảo ý kiến đồng nghiệp, dự giờ, góp ý kiến; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở cơ sở công tác.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy hóa học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Làm việc ở các cơ quan khoa học, các đơn vị sản xuất và kinh doanh có sử dụng các kiến thức cơ bản về ngành Hoá học.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Học văn bằng hai về ngành thích hợp;
- Tiếp tục học ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành tương ứng.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
1. Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học (Biology Teacher Education)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức:
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
- Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có kiến thức về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
- Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về lĩnh vực Sinh học để có đủ năng lực chuyên môn đảm bảo dạy tốt được môn Sinh học ở trường phổ thông.
- Có kiến thức nghiệp vụ sư phạm vững vàng (tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học và phương pháp dạy học Sinh học) đáp ứng các yêu cầu dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT- BTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng:
4.1. Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
- Có kỹ năng thực hành, thí nghiệm và hướng dẫn học sinh tiến hành các bài thực hành, thí nghiệm trong chương trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
- Có kỹ năng nghiên cứu, khả năng tổ chức nghiên cứu và tổ chức các hoạt động thuộc lĩnh vực sinh học hoặc lĩnh vực Sinh học và KTNN.
4.2. Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, và làm việc nhóm hiệu quả.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong dạy học và nghiên cứu khoa học.
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến Sinh học; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
5. Yêu cầu về thái độ:
- Có phẩm chất của người giáo viên, yêu nghề và có trách nhiệm với nghề nghiệp, có ý thức hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc. Có đạo đức và lối sống tốt.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được vào cuộc sống; có thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, ...
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên dạy môn sinh học tại các trường phổ thông, có thể trở thành giảng viên ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
- Chuyên viên, nghiên cứu viên ở các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu liên quan đến sinh học.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có thể học văn bằng hai các chuyên ngành gần. Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ Sinh học.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
1. Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn (Literature Teacher Education)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu kiến thức:
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục Quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc Đại học.
3.2.Kiến thức giáo dục chuyên ngành
Có kiến thức hệ thống, chuyên sâu về văn học Việt nam, văn học nước ngoài, lý luận văn học, kiến thức về ngôn ngữ học và phương pháp dạy học các phân ngành: Phương pháp dạy học Văn, Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Phương pháp dạy học Làm văn.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, Tin học
- Đạt trình độ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ Thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT – BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng:
4.1. Kỹ năng cứng
Có kỹ năng chuyên môn: Biết vận dụng kiến thức đề giải thích các hiện tượng ngôn ngữ, văn học trong nội dung giảng dạy Ngữ văn cũng như trong đời sống xã hội.Có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Có kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành, khoa học giáo dục để giải quyết các vấn đề thuộc giáo dục nghề nghiệp.
4.2. Kỹ năng mềm
Có kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn. Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm: biết cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh (làm việc theo nhóm, thảo luận, xemina, câu lạc bộ học tập) và hướng dẫn học sinh tham quan, học tập ngoại khóa ngoài nhà trường.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân
- Có thái độ phục vụ.
- Yêu nghề, tác phong mẫu mực của người giáo viên, nêu gương tốt cho học sinh, có ý thức hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc.
6. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo.
- Năng lực lập kế hoạch và tổ chức các hoat động Ngữ văn ở trường phổ thông
- Có năng lựclàm việc độc lập, tư duy sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi và các môi trường làm việc khác nhau. Có năng lực tự học để cập nhật kiến thức, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có năng lực nghiên cứu giải quyết các vấn đề về dạy học, xây dựng bộ môn Ngữ văn và quản lý dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
7. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
- Là giáo viên dạy môn Ngữ văn tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
- Là chuyên viên về ngành học tại các cơ sở quan lý giáo dục; cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu văn học, văn hóa.
- Trường hợp sinh viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, nếu được cập nhật thêm kiến thức về dạy học ở trường chuyên nghiệp có thể tuyển chọn làm giảng viên trong các cơ sở có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến Ngữ văn trình độ từ Cao đẳng đến Đại học.
8. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ điều kiện tiếp tục học tập và nghiên cứu các lĩnh vực thuộc chuyên ngành sư phạm Ngữ văn theo các chương trình đạo tạo chuyên sâu và nâng cao của các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục – Đào tạo.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
1. Ngành đào tạo:Giáo dục Mầm non (Early Childhood Education)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương:
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc Đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành:
- Có kiến thức thực tế vững chắc, toàn diện trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non;
- Có kiến thức chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, bao gồm kiến thức về giải phẫu sinh lý trẻ em; vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lứa tuổi mầm non; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; phòng bệnh, đảm bảo an toàn và xử lí ban đầu các bệnh, tai nạn cho trẻ mầm non;
- Có kiến thức chuyên sâu về hoạt động giáo dục trẻ mầm non gồm: Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển thẩm mĩ, giáo dục phát triển kỹ năng xã hội; kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non;
- Hiểu biết về chương trình và phương thức phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với trẻ ở địa phương.
- Biết phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, Tin học
- Về tiếng Anh: Có trình độ Tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Về tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Quan sát, phân tích, đánh giá sự phát triển của trẻ (đặc điểm cá nhân, đặc điểm phát triển vể tâm sinh lý, về nhân cách trẻ, ...).
- Phân tích, đánh giá, phát triển chương trình và tổ chức thực hiện chương trình phù hợp với từng độ tuổi cũng như thực tế địa phương, đồng thời cập nhật, ứng dụng một số mô hình giáo dục tiên tiến trong nước và trên thế giới.
- Lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
4.2. Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng hợp tác, phối hợp với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục trẻ.
- Có một số kỹ năng bổ trợ để làm việc trong môi trường giáo dục mầm non và phát triển năng lực nghề nghiệp như: Giao tiếp sư phạm, thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu khoa học, đàn, vẽ, múa…
- Có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tin học, ngoại ngữ...
5. Yêu cầu về thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa: thấm nhuần thế giới quan chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Yêu trẻ, tận tụy, có trách nhiệm với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ.
- Có lối sống lành mạnh, trung thực, nêu gương tốt cho trẻ em.
- Có ý thức và mong muốn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có năng lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, phát triển chương trình giáo dục mầm non; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra kết luận về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non và một số vấn đề về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
- Cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục mầm non.
- Chuyên viên các tổ chức, cơ quan với đối tượng hoạt động là trẻ mầm non và phát triển giáo dục mầm non.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục mầm non.
- Chương trình đào tạo sau đại học về các chuyên ngành tương ứng.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1. Ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học (Elementary Teacher Education)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
- Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc Đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
- Có kiến thức vững vàng về các môn học và các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học để làm tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh. Đặc biệt chuyên sâu và nâng cao kiến thức của các môn: Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên – Xã hội.
- Có hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục cấp tiểu học; nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra – đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức nghiệp vụ sư phạm phù hợp với trình độ đào tạo, đáp ứng mục tiêu dạy học và giáo dục ở trường tiểu học.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT-BTTT.
4. Yêu cầu về kĩ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Có kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục bám sát mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Có kĩ năng cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục; các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Có kĩ năng lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4.2. Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng ứng dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong dạy – học.
5. Yêu cầu về thái độ
- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy nơi công tác. Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào thực tiễn dạy học và giáo dục.
- Có ý thức về giá trị nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức nhà giáo, phong cách nhà giáo, có tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, phòng chống bạo lực học đường; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, tham gia tích cực vào các hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Có tinh thần học hỏi, luôn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học – giáo dục; có năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ dạy học.
- Có năng lực vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp với các môn học ở tiểu học và đối tượng học sinh.
- Có năng lực dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học lớp hòa nhập.
- Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm ở tiểu học; năng lực tham gia các hoạt động xã hội và vận động người khác tham gia hoạt động xã hội.
- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
7. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên, cán bộ quản lí ở các trường Tiểu học; có thể kiêm nhiệm công việc của Tổng Phụ trách Đội.
- Giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học.
- Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các cơ sở quản lý giáo dục.
8. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đủ điều kiện để tiếp tục học tập và nghiên cứu các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Giáo dục Tiểu học theo các chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng cao của các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
1. Tên ngành đào tạo: Giáo dục Chính trị (Polictical Education)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, đáp ứng việc tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức chuyên ngành
Có kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại về các môn Lý luận chính trị, khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo dục công dân, Đạo đức, Pháp luật. Có kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở Việt Nam; về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm và công tác xã hội. Có thế giới quan và phương pháp luận khoa học, năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2004/TT-BTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1 Kỹ năng cứng
- Có khả năng vận dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, phân tích và xác định đặc điểm đối tượng người học và giải quyết các tình huống sư phạm hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ của người giảng viên, giáo viên. Có năng lực tự học,phát triển chương trình, nghiên cứu, thiết kế và thực hành hoạt động dạy học; xây dựng môi trường giáo dục....
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào việc lý giải các vấn đề của thực tiễn xã hội; xử lý, giải quyết vấn đề để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ công tác trong lĩnh vực chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở nước ta.
4.2. Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng giao tiếp, phương pháp làm việc khoa học, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, tại Thông tư 03/2004/TT-BTTT.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm của người công dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
- Có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của nhà giáo, yêu nghề, yêu khoa học, tôn trọng đồng nghiệp và người học; tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại, trách nhiệm; lối sống và tác phong mẫu mực;thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Có khả năng cập nhật kiến thức về khoa học sư phạm, lý luận và thực tiễn chính trị, sáng tạo trong công tác sư phạm, công tác chính trị - xã hội.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác; về chất lượng và hiệu quả trong dạy học Lý luận chính trị, Giáo dục công dân ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trung học phổ thông, trung học cơ sở và công tác trong các cơ cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Là giáo viên có khả năng giảng dạy tốt môn Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.
- Có khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người giảng viên dạy các môn: Lý luận chính trị, khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; nhiệm vụ của người cán bộ tại các cơ cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội...
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;
Có đủ khả năng tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ các môn khoa học Mác - Lênin, Giáo dục Chính trị, Khoa học Chính trị, Lý luận Chính trị, Hồ Chí Minh học, Chính trị học, Mỹ học, Đạo đức học, Logic học, Tôn giáo học, Kinh tế học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam...
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN
1.Tên ngành đào tạo: Kế toán (Accounting)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1 Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2 Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức cơ sở về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, tài chính tiền tệ, quản trị học...
- Kiến thức chuyên sâu: Có kiến thức về các chế độ Tài chính - Kế toán do Nhà nước ban hành, kiến thức về các nghiệp vụ chuyên môn: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán hành chính sự nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm toán, thuế...;Nắm vững pháp luật kế toán hiện hành để vận dụng tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp đặc điểm của đơn vị; Chủ động xử lý các nghiệp vụ chuyên môn sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.3 Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Có khả năng thực hiện tất cả các phần hành kế toán tài chính (Kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương...).
- Có khả năng thực hiện các phần hành kế toán hành chính sự nghiệp (Kế toán vốn bằng tiền; kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ; kế toán thanh toán với công nhân viên chức ...)
- Vận dụng được các quy định của luật pháp trong lĩnh vực kế toán.
- Có khả năng dự toán, phân tích, đánh giá và tư vấn nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh.
- Thực hiện thành thạo toàn bộ công việc kế toán từ lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo kế toán và báo cáo thuế.
4.2. Kỹ năng mềm
- Về tin học: Thành thạo tin học văn phòng Microsoft office, có khả năng ứng dụng Excel trong kế toán và một số phần mềm kế toán để xử lý các công việc kế toán.
- Về Tiếng Anh: Có khả năng nghe, nói, đọc, viết các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và công việc.
- Có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp; diễn đạt, trình bày và soạn thảo văn bản; kỹ năng tìm kiếm việc làm; khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể; chịu được áp lực cao trong công việc; kỹ năng tự học để cập nhật kiến thức phục vụ công việc chuyên môn.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc, tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp kế toán.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
- Có khả năng xử lý các nghiệp vụ kế toán từ cơ bản đến phức tạp phù hợp với vị trí công việc đảm nhiệm.
- Có năng lực kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
- Có khả năng tự chịu trách nhiệm trong công việc.
7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Kế toán tài chính, kế toán tổng hợp tại các doanh nghiệp.
- Kế toán hành chính sự nghiệp tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp.
- Nhân viên trong các công ty tư vấn dịch vụ kế toán.
- Có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong doanh nghiệp và các tổ chức khác.
8. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng: Học sau đại học các chuyên ngành kế toán, kiểm toán; học văn bằng hai các ngành kinh tế khác hoặc học bồi dưỡng trở thành kế toán trưởng.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
1. Tên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh (Business Administration)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
- Có kiến thức cơ sở về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán...
- Có kiến thức chung và chuyên sâu về quản trị kinh doanh bao gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất tác nghiệp, Khởi sự kinh doanh, Thương mại điện tử căn bản…
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ Ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ Thông tin truyền thông quy định được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Khảo sát, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh;
- Hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh;
- Khởi sự kinh doanh;
4.2. Kỹ năng mềm
- Có tư duy logic, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. Có khả năng xây dựng kế hoạch và sử dụng thời gian, các nguồn lực. Biết lựa chọn những công việc cần ưu tiên và khả năng tổ chức thực hiện một cách khoa học, hiệu quả.
- Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp: Có khả năng diễn đạt, biết lắng nghe, đàm phán, đặt câu hỏi, thuyết trình, xử lý các phản hồi của khách hàng và giao tiếp qua điện thoại.
- Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, chịu được áp lực công việc.
- Kỹ năng tìm kiếm việc làm và tuyển dụng;
- Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng;
- Vận dụng các kỹ năng nghe , nói, đọc, viết Tiếng Anh vào một số lĩnh căn bản trong quản trị kinh doanh.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có ý thức phấn đấu vươn lên trở thành nhà quản trị giỏi, thực hiện tốt văn hoá đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, có tác phong làm việc khoa học và thái độ làm việc đúng mực;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ;
- Có khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
- Có năng lực lập kế hoạch, lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể;
- Có năng lực kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động chuyên môn;
- Có khả năng tự kinh doanh, mở cửa hàng, thành lập doanh nghiệp;
- Chủ động và có trách nhiệm với công việc.
7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhiệm được các vị trí tại các bộ phận, phòng/ban như: kế hoạch, nhân sự, kinh doanh, marketing, tài chính, hậu cần… của các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng… thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Chuyên viên quản trị kinh doanh tại các trung tâm, viện nghiên cứu, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, giảng viên tại các trường giáo dục nghề nghiệp và đại học.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác;
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH DU LỊCH
3.1 Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối, chinh sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2 Kiến thức giáo dục chuyên ngành
Biết, hiểu, phân tích được những kiến thức cơ bản của các khoa học thuộc lĩnh vực xã hội & nhân văn vận dụng trong ngành Du lịchnhư:vận dụng được những kiến thức cơ bản của khoa học quản lý trong kinh doanh du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực lữ hành và kinh doanh khách sạn; vận dụng được những kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, địa lý, khoa học công nghệ, luật pháp... trong kinh doanh du lịch và góp phần tích cực vào nghiên cứu, phát triển du lịch một cách bền vững.
Hiểu biết những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của khoa học du lịch như: hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng được những quan điểm, lý thuyết, các vấn đề cơ bản của khoa học du lịch vào thực tiễn hoạt động nghiên cứu và kinh doanh, quản lý du lịch;những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, thoả mãn nhu cầu khách hàng, đảm bảo phát triển bền vững;hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và thế giới và vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch;
Có kiến thức về nghiên cứu khoa học du lịch: vận dụng được những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và ứng dụng trong du lịch nói riêng, từ những phương pháp truyền thống định tính đến những phương pháp hiện đại có sử dụng các công cụ, thiết bị, phần mềm tin học;
3.3 Kiến thức ngoại ngữ, tin học
Đạt trình độ Ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ Thông tin và truyền thông quy định được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1 Kỹ năng cứng
Có kỹ năng làm việc độc lập và thành công trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị kinh doanh của ngành du lịch, dịch vụ, tự khẳng định năng lực và phẩm chất của mình trong tập thể, trong tổ chức;
Biết sử dụng các máy móc, trang thiết bị làm việc như các phần mềm cơ bản, sử dụng các thiết bị nghe nhìn phục vụ công việc chuyên học phần trong du lịch;
Có khả năng phân tích, đánh giá vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn xây dựng, tổ chức chương trình du lịch, điều hành du lịch, hướng dẫn, các nghiệp vụ tổ chức sự kiện; nghiệp vụ trong kinh doanh khách sạn…;
Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức du lịch như:kỹ năng tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin để ứng dụng đánh giá các vấn đề, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong hoạt động du lịch.
4.2 Kỹ năng mềm
Có kỹ năng làm việc theo nhóm như:hình thành nhóm làm việc hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ chung của nhóm; biết điều hành hoạt động của nhóm nhằm đạt mục tiêu; biết phát triển nhóm làm việc; biết lãnh đạo nhóm; biết làm việc với các nhóm khác nhau.
Có kỹ năng thuyết trình như: áp dụng linh hoạt kỹ năng lập luận, sắp xếp ý tưởng khi xây dựng bài thuyết minh hướng dẫn hay khi lập kế hoạch, kinh doanh trong du lịch, lữ hành.
Có kỹ năng giao tiếp trong du lịch như: sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác… trong thực tiễn nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông; kỹ năng trình bày, ứng xử trước du khách, đồng nghiệp và đối tác; kỹ năng xử lí các vấn đề đa văn hóa trong thực tiễn nghề nghiệp. Vận dụng linh hoạt kỹ năng chăm sóc khách hàng và các đối tác trong du lịch, dịch vụ.
Có khả năng sử dụng linh hoạt ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, lữ hành và sự kiện...;
Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong nghề nghiệp du lịch.
5. Yêu cầu về thái độ
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu nghề và có lòng tự tôn dân tộc. Chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối văn hóa và chính sách đối ngoại.
Có phẩm chất tư cách đạo đức tốt và lối sống lành mạnh. Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc.
6. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;
Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Chuyên viên làm công tác quản lý du lịch các cấp, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập về du lịch, hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế (nếu học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ). Hướng dẫn viên du lịch tại các điểm, nhân viên tại các nhà hàng và các cơ sở lưu trú du lịch. Trường hợp sinh viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, nếu được cập nhật thêm các kiến thức về dạy học ở trường chuyên nghiệp có thể được tuyển chọn làm giảng viên trong các cơ sở có đào tạo ngành Du lịch trình độ từ cao đẳng đến đại học.
8. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ điều kiện tiếp tục học tập nghiên cứu các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Du lịch theo các chương trình chuyên sâu và nâng cao của các cơ sở đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
3.1 Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối, chinh sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2 Kiến thức giáo dục chuyên ngành
Có kiến thức tổng quan về Việt Nam học trên các phương diện như: văn hóa, văn học, lịch sử, địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, phong tục tập quán, du lịch… để vận dụng vào công tác quản lý hoạt động văn hóa – du lịch tại cơ sở và hoạt động kinh doanh du lịch.
Có kiến thức về công tác quản lý Nhà nước về văn hóa - du lịch, kiến thức về Luật Di sản, Luật Du lịch và quy định về bảo vệ môi trường.
3.3 Kiến thức ngoại ngữ, tin học
Đạt trình độ Ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ Thông tin và truyền thông quy định được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1 Kỹ năng cứng
Có kỹ năng phát hiện và đề xuất các vấn đề nghiên cứu liên quan văn hóa – du lịch tại các địa bàn cụ thể.
Có kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động văn hóa – du lịch và biết vận dụng kết quả các dự án, đề tài nghiên cứu vào thực tiễn.
Có kỹ năng nghiên cứu, soạn thảo, tổng hợp các văn bản về quản lí văn hóa – du lịch. Biết triển khai, tổ chức thực hiện sự kiện văn hóa – du lịch đúng kịch bản, chương trình.
Biết khai thác và sử dụng thông tin văn hóa xã hội, du lịch, lữ hành và khách sạn một cách có hiệu quả.
Nắm bắt được các xu hướng phát triển của văn hóa – du lịch để áp dụng hiệu quả trong công việc.
4.2 Kỹ năng mềm
Có khả năng tổ chức hoạt động nhóm, làm việc nhóm với một chuyên đề, đề tài, dự án về văn hóa Việt Nam.
Có kỹ năng thuyết trình, thuyết minh, hướng dẫn cho khách du lịch nhằm giới thiệu quảng bá về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
Có kỹ năng giao tiếp liên cá nhân và xã hội, thực hiện được kĩ năng giao tiếp qua các phương tiện kĩ thuật, công nghệ thông tin.
Sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong giao tiếp cơ bản.
Sử dụng công nghệ thông tin thành thạo trong việc truy cập, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
5. Yêu cầu về thái độ
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu nghề và lòng tự tôn dân tộc. Chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối văn hóa và chính sách đối ngoại.
Có phẩm chất tư cách đạo đức tốt và lối sống lành mạnh. Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
Có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường;
Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Chuyên viên, cán bộ làm công tác quản lý về văn hóa – du lịch các cấp, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập về văn hóa – du lịch; hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế (nếu học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ). Hướng dẫn viên du lịch tại điểm, nhân viên tại các nhà hàng và các cơ sở lưu trú du lịch. Trường hợp sinh viên có đủ điều kiện có thể được tuyển chọn làm giảng viên trong các cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành của nhà nước.
8. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ điều kiện tiếp tục học tập nghiên cứu các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Việt Nam học theo các chương trình chuyên sâu và nâng cao của các cơ sở đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
CHUẨN ĐẦU RANGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
1. Tên ngành đào tạo: Khoa học cây trồng (Crop Science)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức:
3.1.Kiến thức giáo dục đại cương:
- Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có sức khỏe, có kiến thức giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
- Có hiểu biết về các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong tế bào và trong cơ thể thực vật, sự di truyền các tính trạng ở thực vật.
- Có hiểu biết về ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh tác động tới cây trồng, nguyên lý và các biện pháp nhằm quản lý sâu bệnh hại.
- Có kiến thức về đất trồng, phân bón, kỹ thuật chọn và tạo giống cây trồng.
- Có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ đối với các loại cây trồng, bảo quản nông sản phẩm sau thu hoach. Có khả năng xác định những điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội để tổ chức sản xuất những cây trồng thích hợp.
- Có kiến thức để tác động điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người.
3.3. Kiến thức về ngoại ngữ, tin học:
- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT- BTTT.
4. Yêu cầu về kĩ năng
4.1. Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng ứng dụng các kiến thức đã học để tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Có khả năng tiếp thu và ứng dụng những tinh hoa về khoa học công nghệ mới trên thế giới.
- Có kỹ năng truyền đạt thông tin đến người nghe để chuyển giao kỹ thuật, tiến bộ khoa học mới đến người sản xuất.
- Có khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực cây trồng
- Có khả năng phân tích để hình thành các giả thuyết khoa học, có khả năng nghiên cứu khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn sản xuất.
- Có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu, tham mưu các văn bản pháp luật của lĩnh vực quản lý theo đúng quy định nhà nước về lĩnh vực ngành quản lý
4.1. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, linh hoạt và mềm dẻo, biết phát huy lợi thế của nhóm.
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi nhiệm vụ
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến Khoa học cây trồng; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
5. Yêu cầu về thái độ
- Biết vận dụng kiến thức thuộc các môn Lý luận chính trị, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, giải thích và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn; hiểu được và thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Thái độ làm việc, tác phong làm việc chủ động, sáng tạo, chuyên nghiệp, ý thức và năng lực hợp tác, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ; tích cực tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngành Khoa học cây trồng.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan từ Trung ương đến địa phương như:
- Cục, vụ, viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học về nông nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Nông nghiệp huyện, thị; trung tâm Khuyến nông tỉnh; Trạm Khuyến nông huyện, thị; Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng,...
- Công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các Trung tâm dạy nghề có đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn toàn quốc.
- Làm việc cho các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, có thể thực hiện được những đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học cây trồng ở các cấp khác nhau.
- Làm việc tại các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
- Tự tạo việc làm cho bản thân bằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn trong lĩnh vực cây trồng.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học cây trồng.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH
1. Tên ngành đào tạo: Sư phạm Tiếng Anh (English Language Teacher Education)
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu về xây dựng và bảo vệ đất nước, có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
- Có kiến thức về tiếng Anh như một hệ thống ngôn ngữ và công cụ giao tiếp; Đạt năng lực tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Nắm được chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ở cấp Trung học cơ sở và tiểu học, hiểu và vận dụng Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học môn Tiếng Anh để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Về ngoại ngữ: Ngoại ngữ 2 (tiếng Pháp) đạt trình độ tương đương bậc 3 theo Khung NLNN 6 bậc của Việt Nam.
- Về tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1 Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anhtương đối thành thạo và hiệu quả (tương đương bậc 4/6 theo KLNN 6 bậc của VN).
- Có khả năng thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt động dạy học, đánh giá kết quả học tập, lựa chọn sử dụng tài liệu, học liệu môn tiếng Anh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh.
- Có thể phân tích và xác định đúng các đặc điểm đối tượng học sinh và giải quyết các tình huống sư phạm một cách hợp lý.
4.2. Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt; có kỹ năng tổ chức các hoạt động, sự kiện thực tế, trải nghiệm.
- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác nhóm, tự nghiên cứu và rèn luyện năng lực sư phạm.
- Có kĩ năng soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng điện tử phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Có thể sử dụng Tiếng Pháp để giao tiếp trong các tình huống thông thường.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức trách nhiệm công dân, tuân thủ và tôn trọng nội quy của đơn vị.
- Có đạo đức nhà giáo, yêu nghề, tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp. Có ý chí vươn lên trong học tập, làm việc.
- Có ý thức coi trọng việc ứng dụng sáng tạo các lí thuyết và kĩ năng giảng dạy vào tình huống cụ thể tại lớp học.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo.
- Có khả năng xây dựng môi trường học tập tiếng Anh và tổ chức các hoạt động khác nhau để tăng cường khả năng giao tiếp tiếng Anh cho người học.
- Có năng lực tự học, tư duy sáng tạo, có khả năng thích ứng, kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học Tiếng Anh.
- Có năng lực nghiên cứu giải quyết các vấn đề về dạy học, xây dựng bộ môn tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở trường phổ thông.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Là giáo viên dạy Tiếng Anh tại các trường THCS, tiểu học, các cơ sở đào tạo có sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh, các trung tâm Anh ngữ.
- Là biên dịch, phiên dịch trong các cơ quan chuyên môn có sử dụng Tiếng Anh; nhân viên hướng dẫn du lịch, nhân viên lễ tân, nhân viên bán hàng tại các cơ sở hoạt động du lịch, các trung tâm giao dịch có đối tác nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ ...
8. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau tốt nghiệp, sinh viên được dự tuyển đào tạo liên thông trình độ đại học theo quy định về đào tạo liên thông hiện hành của Bộ GĐ-ĐT tại tất cả các cơ sở được phép đào tạo liên thông ngành học.
- Có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học.
- Có khả năng học tập trực tuyến hoặc hệ vừa làm vừa học hiện hành của Bộ GD-ĐT.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
1. Ngành đào tạo:Giáo dục Mầm non (Early Childhood Education)
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương:
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc Cao đẳng.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành:
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non;
- Có kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, bao gồm kiến thức về giải phẫu sinh lý trẻ em; vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lứa tuổi mầm non; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; phòng bệnh, đảm bảo an toàn và xử lí ban đầu các bệnh, tai nạn cho trẻ mầm non;
- Có kiến thức cơ bản về hoạt động giáo dục trẻ mầm non gồm: Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển thẩm mĩ, giáo dục phát triển kỹ năng xã hội; kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non;
- Hiểu biết về chương trình và phương thức phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với trẻ ở địa phương.
- Biết phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, Tin học
- Về tiếng Anh: Có trình độ Tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Về tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Quan sát, phân tích, đánh giá sự phát triển của trẻ (đặc điểm cá nhân, đặc điểm phát triển vể tâm sinh lý, về nhân cách trẻ, ...).
- Phân tích, đánh giá, phát triển chương trình và tổ chức thực hiện chương trình phù hợp với từng độ tuổi cũng như thực tế địa phương, đồng thời cập nhật, ứng dụng một số mô hình giáo dục tiên tiến trong nước và trên thế giới.
- Lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
4.2. Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng hợp tác, phối hợp với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục trẻ.
- Có một số kỹ năng bổ trợ để làm việc trong môi trường giáo dục mầm non và phát triển năng lực nghề nghiệp như: Giao tiếp sư phạm, thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu khoa học, đàn, vẽ, múa…
- Có kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tin học, ngoại ngữ...
5. Yêu cầu về thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa: thấm nhuần thế giới quan chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Yêu trẻ, tận tụy, có trách nhiệm với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ.
- Có lối sống lành mạnh, trung thực, nêu gương tốt cho trẻ em.
- Có ý thức và mong muốn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có năng lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, phát triển chương trình giáo dục mầm non; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra kết luận về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non và một số vấn đề về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục mầm non.
- Chuyên viên các tổ chức, cơ quan với đối tượng hoạt động là trẻ mầm non và phát triển giáo dục mầm non.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục mầm non.
- Chương trình đào tạo đại học.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1. Ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học (Elementary Teacher Education)
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
- Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc Cao đẳng.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
- Có kiến thức vững vàng về các môn học và các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học để làm tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh. Đặc biệt chuyên sâu và nâng cao kiến thức của các môn: Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên – Xã hội.
- Có hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục cấp tiểu học; nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra – đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức nghiệp vụ sư phạm phù hợp với trình độ đào tạo, đáp ứng mục tiêu dạy học và giáo dục ở trường tiểu học.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT-BTTT.
4. Yêu cầu về kĩ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Có kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục bám sát mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Có kĩ năng cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục; các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Có kĩ năng lập kế hoạch, tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4.2. Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng ứng dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong dạy – học.
5. Yêu cầu về thái độ
- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy nơi công tác. Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào thực tiễn dạy học và giáo dục.
- Có ý thức về giá trị nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức nhà giáo, phong cách nhà giáo, có tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, phòng chống bạo lực học đường; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, tham gia tích cực vào các hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Có tinh thần học hỏi, luôn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học – giáo dục; có năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ dạy học.
- Có năng lực vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp với các môn học ở tiểu học và đối tượng học sinh.
- Có năng lực dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học lớp hòa nhập.
- Có năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở tiểu học; năng lực tham gia các hoạt động xã hội và vận động người khác tham gia hoạt động xã hội.
- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
7. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên dạy văn hoá ở các trường Tiểu học; có thể kiêm nhiệm công việc của Tổng Phụ trách Đội.
- Làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kiến thức về giáo dục tiểu học.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được dự tuyển đào tạo liên thông trình độ đại học theo quy định về đào tạo liên thông hiện hành của Bộ GD-ĐT tại tất cả các cơ sở được phép đào tạo liên thông về ngành học.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN
1.Tên ngành đào tạo: Kế toán (Accounting)
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1 Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2 Kiến thức chuyên ngành
+ Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức cơ sở về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô I, Kinh tế học vĩ mô I, quản trị học, nguyên lý thống kê, pháp luật kinh tế...
+ Kiến thức chuyên sâu: Có kiến thức về các chế độ Tài chính - Kế toán do Nhà nước ban hành, kiến thức về các nghiệp vụ chuyên môn: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán hành chính sự nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm toán, thuế...; có hiểu biết về pháp luật kế toán hiện hành để tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị; có khả năng xử lý các nghiệp vụ chuyên môn sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.3 Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Có khả năng thực hiện tất cả các phần hành kế toán tài chính (Kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương...).
- Có khả năng thực hiện các phần hành kế toán hành chính sự nghiệp (Kế toán vốn bằng tiền; kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ;...)
- Thực hiện các công việc kế toán từ lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo kế toán và báo cáo thuế.
4.2. Kỹ năng mềm
- Về tin học: Thành thạo tin học văn phòng Microsoft office, có khả năng ứng dụng Excel trong kế toán và một số phần mềm kế toán để xử lý các công việc kế toán.
- Về Tiếng Anh: Có khả năng nghe, nói, đọc, viết các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và công việc.
- Có khả năng làm việc theo nhóm, xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể; chịu được áp lực cao trong công việc; kỹ năng tự học để cập nhật kiến thức phục vụ công việc chuyên môn.
- Có khả năng diễn đạt, trình bày, soạn thảo văn bản.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc, tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp kế toán.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
- Có khả năng xử lý các nghiệp vụ kế toán cơ bản phù hợp với vị trí công việc đảm nhiệm.
- Có năng lực kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động chuyên môn ở quy mô nhỏ và trung bình.
7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Kế toán tài chính, kế toán tổng hợp tại các doanh nghiệp.
- Kế toán hành chính sự nghiệp tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong doanh nghiệp và các tổ chức khác.
8. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng học liên thông lên đại học và các trình độ cao hơn thuộc các chuyên ngành kế toán, kiểm toán.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
1. Tên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh (Business Administration)
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học.
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
- Có kiến thức cơ sở về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Quản trị học, Nguyên lý kế toán, Tin học ứng dụng trong kinh doanh, Toán kinh tế…
- Đảm bảo kiến thức chung và chuyên sâu ngành quản trị kinh doanh gồm: Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất tác nghiệp…
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế.
- Có khả năng cập nhật, phát triển và vận dụng các kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, sáng tạo, linh hoạt trong công việc.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ Ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do Bộ Thông tin truyền thông quy định được ban hành tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Kỹ năng về hoạch định và triển khai các hoạt động về tổ chức và phát triển doanh nghiệp như tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển nhân sự.
- Kỹ năng khảo sát nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh.
- Hoạch định, tổ chức, quản lý thực hiện và kiểm tra chiến lược kinh doanh.
- Lập và quản lý dự án đầu tư.
4.2. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp: có khả năng diễn đạt, biết lắng nghe.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (Team Work);
- Có khả năng làm việc độc lập
- Có khả năng chịu được áp lực công việc.
- Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng;
- Vận dụng các kỹ năng nghe , nói, đọc, viết Tiếng Anh vào một số lĩnh căn bản trong quản trị kinh doanh.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có ý thức phấn đấu vươn lên trở thành nhà quản trị giỏi, thực hiện tốt văn hoá đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, có tác phong làm việc khoa học và thái độ làm việc đúng mực;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Chủ động và có trách nhiệm với công việc.
- Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Có khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
- Có năng lực lập kế hoạch, lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể.
- Có năng lực kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động chuyên môn.
- Có khả năng tự kinh doanh, mở cửa hàng, thành lập doanh nghiệp.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc tại bộ phận, doanh nghiệp và vị trí như sau:
- Làm việc phù hợp tại các bộ phận của doanh nghiệp và tổ chức như: bộ phận kế hoạch, bộ phận quản lý dự án, tổ chức và quản trị nhân sự, bộ phận quản trị sản xuất tác nghiệp, Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (marketing, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp;
- Làm chuyên viên quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp, các trung tâm, viện nghiên cứu, các cơ quan hành chính sự nghiệp.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Đại học) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác;
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG
1. Tên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt:Tin học ứng dụng
- Tiếng Anh: Applied Informatics
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng chuyên nghiệp
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước; có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
- Kiến thức Tin học căn bản: Sử dụng được hệ điều hành Windows; các chương trình ứng dụng: Word, Excel, PowerPoint; khai thác và sử dụng Internet.
- Kiến thức cơ sở ngành Tin: Toán rời rạc, Lập trình căn bản, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cơ sở dữ liệu,…
- Kiến thức chuyên ngành Tin học: Các hệ thống và biểu diễn dữ liệu trong máy tính, tổ chức hệ thống máy tính, tổ chức bộ nhớ. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin; hệ quản trị cơ sở dữ liệu; kiến thức về công nghệ phần mềm; các kỹ thuật lập trình, đồ họa ứng dụng,…Công nghệ Internet-Web; Mạng-Quản trị mạng máy tính; Cài đặt, bảo trì, sửa chữa máy tính; Xử lý các sự cố khi sử dụng máy tính.
3.3. Kiến thức ngoại ngữ, tin học
- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
- Đạt trình độ cao đẳng Tin học
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Các kỹ năng cứng
- Quản trị và khai thác mạng, quản lý và sử dụng các hệ thống máy tính, hệ thống thông tin, sử dụng các phương tiện hiện đại trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Có khả năng làm việc với một số ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị cơ sở dữ liệu để xây dựng phần mềm, thiết kế, lập trình website, lập trình trên nền tảng di động.
4.2. Các kỹ năng mềm
- Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ.
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc chuyên môn về Tin học.
5. Yêu cầu về thái độ
Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm công dân; yêu nghề, có đạo đức và thái độ nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
6. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Kỹ thuật viên, nhân viên máy tính, nhân viên văn phòng trong các cơ quan nhà nước, các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty tư vấn - thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT, các doanh nghiệp,...
- Làm quản trị mạng, quản trị website và có thể tham gia nhóm lập trình Website, phần mềm ứng dụng.
- Trong trường hợp được trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, có thể làm giáo viên tin học tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các trung tâm tin học.
8. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng tự học hoặc theo học các chương trình liên thông, vừa học vừa làm, từ xa… theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.