NGHIỆM THU MÔ HÌNH “SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN NẾP CAU THEO HƯỚNG HỮU CƠ” TẠI XÃ LƯU PHƯƠNG, HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
Sáng 23/10/2020, mô hình “Sản xuất lúa đặc sản nếp cau theo hướng hữu cơ” do Trường Đại học Hoa Lư thực hiện tại xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã được nghiệm thu.
Tham dự hội nghị nghiệm thu gồm có đại diện của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính; đại diện UBND huyện Kim Sơn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn, UBND xã Lưu Phương, Hợp tác xã Nông nghiệp Lưu Phương cùng một số hộ nông dân tham gia.
Tại Hội nghị, Lãnh đạo Trường Đại học Hoa Lư cùng nhóm chuyên trách đã trình bày khái quát quá trình triển khai mô hình, những kết quả sơ bộ đạt được.
Đoàn kiểm tra cùng một số hộ dân khảo sát thực địa trên cánh đồng
Lãnh đạo Trường ĐHHL, lãnh đạo UNBD huyện Kim Sơn trao đổi cùng đại diện hộ dân trên đồng ruộng
Mô hình sản xuất lúa đặc sản Nếp cau theo hướng hữu cơ do Trường Đại học Hoa Lư xây dựng kế hoạch và đề xuất thực hiện vào tháng 4/2020, được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện theo Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 15/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phân bổ kinh phí thực hiện Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững năm 2020. Mô hình được thực hiện trên diện tích 10ha tập trung tại Xóm 13, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn với sự tham gia của 34 hộ dân thuộc Hợp tác xã Nông nghiệp Lưu Phương.
Nếp cau (còn gọi là giống nếp Vàng ong, nếp Tiến Vua, nếp Đen) là giống lúa nếp cổ truyền, được ưa chuộng bởi cho hạt gạo tròn, trắng, dẻo, có hương thơm đặc trưng. Giống lúa này đã được người dân Kim Sơn gieo trồng và lưu giữ qua nhiều năm. Với diện tích nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Vài năm trở lại đây, với chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa của địa phương, của tỉnh cùng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu dùng, nông dân Kim Sơn đã dần mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa nếp đặc sản này.
Để triển khai canh tác lúa theo hướng hữu cơ, các giảng viên thuộc Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Hoa Lư đã tiến hành tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình ngay khi mô hình được cho phép triển khai thực hiện. Trong suốt quá trình thực hiện, toàn bộ các khâu của quy trình đều được Trường Đại học Hoa Lư phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp Lưu Phương kiểm tra, giám sát thường xuyên, đảm bảo sự tuân thủ của người dân theo quy trình hữu cơ. Theo đó, 100% diện tích gieo trồng được bón bằng phân hữu cơ Quế Lâm 01 và phòng, trừ các loại sâu bệnh hại đều bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Cánh đồng lúa 10ha tập trung của mô hình
Việc sử dụng phân hữu cơ và phòng trừ sâu bệnh hại bằng các loại thuốc sinh học đã giúp cây lúa đã sinh trưởng và phát triển tốt, thân cứng, bộ lá khỏe, hạn chế sâu bệnh hại và đặc biệt là quá trình trổ bông tập trung, bông dài, hạt đều và sáng. Theo các ý kiến đánh giá tại Hội nghị, sản xuất theo hướng hữu cơ cho thấy khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn, nhất là bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Ngoài ra, mô hình không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ nên còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nông dân.
Hiện lúa đang ở giai đoạn chín sáp, còn khoảng 1 tuần nữa là có thể thu hoạch, năng suất ước đạt từ 54-57 tạ/ha, cho thu nhập bình quân đạt 50-60 triệu đồng/ha.
Điều đáng mừng là, mặc dù chưa tới thời điểm thu hoạch, nhưng toàn bộ diện tích đã được các công ty giống, công ty xuất khẩu nông sản hữu cơ đến đặt hàng thu mua với hợp tác xã và người dân.
Lãnh đạo xã Lưu Phương phát biểu tại Hội nghị tổng kết
Đại diện hộ nông dân tham gia mô hình bày tỏ sự phấn khởi trước vụ thu hoạch dự báo đạt năng suất và chất lượng cao
Việc triển khai thành công mô hình “Sản xuất lúa đặc sản Nếp Cau theo hướng hữu cơ” của Trường Đại học Hoa Lư tại xã Lưu Phương trong Vụ Mùa năm 2020 góp phần khẳng định hướng đi đúng đắn trong sản xuất lúa nếp cau truyền thống của địa phương với mục tiêu vừa mở rộng diện tích sản xuất, tăng năng suất và cho sản phẩm hạt gạo có chất lượng cao vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cho người sản xuất./.
TS. Lê Nguyệt Hải Ninh
Phó trưởng khoa Nông Lâm
Thứ Hai, 16:07 26/10/2020
NGÀNH DU LỊCH, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7810101)
Thứ Tư, 09:58 09/11/2022NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7340101)
Thứ Tư, 09:40 09/11/2022NGÀNH KẾ TOÁN, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7340301)
Thứ Tư, 09:38 09/11/2022NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (MÃ NGÀNH: 7140249)
Thứ Tư, 09:35 09/11/2022NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (Mã ngành: 7140201)
Thứ Tư, 09:13 09/11/2022Gặp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) và 65 năm truyền thống Trường Đại học Hoa Lư (1959-2024)
Thứ Tư, 14:51 20/11/2024Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh thăm và chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Thứ Ba, 16:08 19/11/2024Hội thi Thể thao viên chức - người lao động Trường Đại học Hoa Lư chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 65 năm truyền thống Trường Đại học Hoa Lư
Thứ Hai, 07:35 18/11/2024Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi thể dục thể thao chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và 65 năm ngày truyền thống Trường Đại học Hoa Lư
Thứ Ba, 10:38 12/11/2024Hội thi văn nghệ chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) và 65 năm truyền thống Trường Đại học Hoa Lư (1959-2024)
Thứ Tư, 16:02 06/11/2024