HỌC TIẾNG ANH DỄ DÀNG HƠN QUA ỨNG DỤNG CÔNG CỤ AI (ARTIFICIAL INTELLIGENCE)
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên rất phổ biến.
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO READING PROGRESS TRONG MICROSOFT TEAMS HỖ TRỢ LUYỆN NÓI TIẾNG ANH
Reading Progress là một ứng dụng tích hợp trong Microsoft Teams, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho người học. Ứng dụng này cho phép học sinh thu âm lại quá trình đọc của mình và sử dụng AI để phát hiện các lỗi phát âm như sai từ, bỏ sót từ, thêm từ, lặp lại từ và tự sửa lỗi (Hình 1). Những phản hồi chi tiết này giúp học sinh nhận ra và sửa chữa lỗi của mình, từ đó cải thiện kỹ năng phát âm một cách hiệu quả.
MACHINE LEARNING
Học Máy (Machine Learning) là lĩnh vực trong trí tuệ nhân tạo (AI) mà các hệ thống máy tính được lập trình để tự động học hỏi từ dữ liệu và kinh nghiệm mà không cần phải được lập trình cụ thể. Điều này có nghĩa là các hệ thống máy tính có khả năng tự cải thiện qua thời gian khi học từ dữ liệu mới mà chúng tiếp xúc.
BÀI LAB CẤU HÌNH VLAN, TRUNK, DHCP TRÊN PHẦN MỀM GIẢ LẬP EVE-NG
Trong chương trình quản trị mạng CCNA, bài Lab về VLAN, TRUNK và DHCP đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng thực tiễn và hiểu biết sâu rộng về mạng máy tính. Bài Lab này không chỉ cung cấp cơ hội cho sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế, mà còn giúp các em sinh viên xây dựng nền tảng vững chắc để làm việc trong môi trường mạng phức tạp. Trong bài Lab, sinh viên sẽ được thực hành trên môi trường mạng ảo Eve-Ng, nơi mà các em sẽ thực hiện các hoạt động như phân chia mạng thành các VLAN để tăng cường bảo mật và quản lý mạng hiệu quả. Các em sẽ học cách cấu hình các cổng TRUNK để truyền dữ liệu giữa các VLAN khác nhau, đồng thời thực hành cấu hình dịch vụ DHCP để tự động cấp phát địa chỉ IP cho các thiết bị trong mạng. Đây là những kiến thức cơ bản trong chương trình học CCNA, giúp sinh viên bước đầu phát triển kỹ năng thực tiễn và chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực mạng máy tính.
KHÁM PHÁ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG GOOGLE WORKSPACE FOR EDUCATION TRONG LỚP HỌC EFL
Việc áp dụng công nghệ trong các lớp học ngôn ngữ được nhiều người tin là sẽ mang lại lợi ích cho người học. Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh như ngoại ngữ (EFL) cho học sinh phổ thông ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về lợi ích của việc áp dụng Google Workspace for Education (GWE).
NGHIÊN CỨU CỦA TIẾN SĨ PHẠM ĐỨC THUẬN ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ Q2 SCOPUS
Tiến sĩ Phạm Đức Thuận, Giảng viên tiếng Anh đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng các công cụ của Google vào việc giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Hoa Lư. Nghiên cứu đã được trình bày trong bài báo khoa học có tiêu đề “University Students’ Perceptions of Google Tools in Learning English Courses Online”. Bài báo đã được đăng trên tạp chí “International Journal of Emerging Technologies in Learning” số 13, tháng 7 năm 2023. Tạp chí này được xếp hạng Q2 SCOPUS.
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHATBOT ĐỂ HỖ TRỢ SINH VIÊN HỌC MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ.
Chatbot đang làm thay đổi thế giới theo nhiều cách thức hơn mức chúng ta có thể tưởng tượng. Từ đặt hàng pizza trực tuyến đến tráo đổi khuôn mặt trong Project Murphy, Chatbot dần sắp trở thành một yếu tố bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
SEMINAR BỘ MÔN TIẾNG ANH: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG THỜI ĐẠI 4.0
Ngày 26.5.2022, bộ môn tiếng Anh khoa Ngoại ngữ - Công nghệ thông tin đã tổ chức thành công Seminar cấp bộ môn với chủ đề: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong thời đại 4.0. Đây là hoạt động nghiên cứu khoa học nằm trong Kế hoạch, Chương trình công tác trọng tâm năm học 2021- 2022 của khoa Ngoại ngữ - Công nghệ thông tin.
HỘI THẢO KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ngày 28 tháng 3 năm 2022 và ngày 04 tháng 4 năm 2022, Bộ môn Công nghệ thông tin, Khoa Ngoại ngữ - Công nghệ thông tin tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo.