NHỮNG TRI THỨC VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
AI (Artificial intelligence - Trí tuệ nhân tạo) là lĩnh vực thuộc Ngành Công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng dãi trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra hiện nay.
* AI – Trí tuệ nhân tạo là gì?
Đầu tiên chúng cần phải hiểu được khái niệm AI: Trí Tuệ Nhân Tạo - AI (Artificial Intelligence) hoặc trí thông minh nhân tạo là công nghệ mô phòng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Trí tuệ nhân tạo này do con người lập trình ra với mục đích tự động hóa các hành vi thông minh như con người, từ đó cắt giảm bớt nhân công là con người và có tính chuẩn xác cao hơn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực của ngành công nghệ thông tin (Ảnh nguồn INEC)
Sự khác biệt của trí tuệ nhân tạo so với các lập trình logic trước kia chính là khả năng suy nghĩ độc lập của chúng, thay vì việc mọi thứ được lập trình sẵn và cỗ máy đó sẽ thực hiện các thao tác theo logic được con người đặt ra, AI - Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ tự xem xét tình huống và đưa ra phương án tối ưu nhất, qua đó tiết kiệm chi phí cũng như vận hành cho công việc hiệu quả hơn. Ngoài ra khả năng tự tính toán đó sẽ khiến Ai đưa ra những ý kiến mới, giúp con người thêm nhiều ý tưởng hơn trong phát triển.
* Những tri thức về Trí tuệ nhân tạo trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Hoa Lư
Những tri thức về phương pháp biểu diễn các vấn đề trong không gian trạng thái, các kĩ thuật suy diễn, biểu diễn tri thức và xử lý tri thức cho những bài toán.
Sử dụng tri thức trí tuệ nhân tạo xây dựng những chương trình máy tính có thể thực hiện hành vi thông minh, ví dụ như: lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông …
* Những ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay:
1. ChatGPT
ChatGPT (chatbot trí tuệ nhân tạo tốt nhất được phát hành ra quảng đại quần chúng) như một công cụ siêu việt với khả năng trả lời hầu hết các câu hỏi ở mọi lĩnh vực, được xây dựng dựa trên GPT-3.5 - một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI đồng thời được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát.
Trí tuệ nhân tạo là sự hiểu biết và phát triển liên tục của các hệ thống máy tính (Ảnh: Mediastandard)
2. AI trong lĩnh vực sức khỏe
Một trong những công nghệ chăm sóc sức khỏe tốt nhất phải kể đến IBM Watson, có khả năng hiểu được các ngôn ngữ tự nhiên và có khả năng phản hồi các câu hỏi được yêu cầu. Hệ thống này khai thác dữ liệu bệnh nhân và các nguồn dữ liệu sẵn có khác để tạo ra giả thuyết.
Sau đó, nó sẽ trình bày một lược đồ điểm tin cậy. Các ứng dụng khác của AI bao gồm chatbot, chương trình máy tính trực tuyến để trả lời các câu hỏi và hỗ trợ khách hàng, sắp xếp các cuộc hẹn hoặc trợ giúp bệnh nhân thông qua quá trình thanh toán và các trợ lý y tế ảo cung cấp phản hồi y tế cơ bản.
3. Sản sinh ngôn ngữ tự nhiên (Nature Language Generation, NLG)
Tạo ra các văn bản từ những dữ liệu máy tính tự tổng hợp được. Tượng tự như con người, AI có thể tự soạn cho mình những tài liệu sao cho phù hợp với công việc được giao, các kế hoạch cũng như thực hiện các phương án tối ưu nhất với vốn từ được học hỏi từ con người.
4. Nhận diện giọng nói
Chuyển đổi lời nói của con người sang dạng mà các ứng dụng máy tính có thể hiểu được. Điều này tương tự như việc bạn có thể nói chuyện giao tiếp với máy móc như 1 con người thật sự.
5. Quản trị viên ảo
Từ những chatbot đơn giản cho tới những hệ thống tiên tiến có thể kết nối được với con người, công nghệ này đang được sử dụng trong dịch vụ khách hàng, hỗ trợ người dùng và quản lý nhà thông minh.
6. Nền tảng máy học (Machine Learning)
Cung cấp các thuật toán, API, bộ công cụ phát triển và huấn luyện, dữ liệu cũng như các công nghệ điện toán để thiết kế, huấn luyện và triển khai các mô hình máy học vào trong các ứng dụng, tiến trình và máy móc.
7. Nền tảng Deep Learning
Là một lĩnh vực đặc biệt trong máy học (machine learning), deep learning là chương trình chạy trên một mạng thần kinh nhân tạo, có khả năng huấn luyện máy tính học một lượng rất lớn dữ liệu.
8. Sinh trắc học
Công nghệ này cho phép tương tác tự nhiên hơn giữa con người và máy móc, bao gồm cả nhận diện hình ảnh, dấu vân tay, giọng nói và cử chỉ của con người.
Công nghệ AI có thể nhận dạng khuôn mặt dễ dàng, nhanh chóng (Ảnh Mediastandard)
9. Quy trình tự động hóa robot (Robotic Process Automation)
Sử dụng mã hóa và những phương pháp khác để tự động hóa hoạt động của con người bằng robot để hỗ trợ công việc hiệu quả hơn.