CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC.

1. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Kinh tế:

Khoa Kinh tế trường Đại học Hoa Lư được thành lập theo Quyết định số 288/QĐ-ĐHHLngày 01 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Lư, trên cơ sở Khoa Kinh tế - Du lịch. Trong 15 năm qua, cùng với sự phát triển chung của Nhà trường, khoa Kinh tế đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nguồn nhân lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế, kế toán, Quản trị kinh doanh. Đến nay, Khoa đã có 19 cán bộ giảng viên, trong đó có 01 Tiến sĩ; 18 Thạc sĩ.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện 2 chương trình đào tạo ở trình độ đại học là: 1) Kế toán và 2) Quản trị kinh doanh.

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và thương mại trong tỉnh.

2. Bối cảnh xây dựng chiến lược:

a) Bối cảnh quốc tế

- Hội nhập mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giảng viên, sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các hình thức giảng dạy phong phú và được chia sẻ rộng rãi cũng như nhờ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ giúp giảng viên cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy. Kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực kinh tế ngày càng cao.

b) Bối cảnh trong nước

- Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Định hướng về đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là vai trò của Nhà nước từ kiểm soát trực tiếp sang kiến tạo, giám sát; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, trách nhiệm giải trình đối với cơ sở giáo dục đại học; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập với thế giới.

c) Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lược phát triển Trường.

Trường Đại học Hoa Lư là trường đại học đa ngành, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; Với giá trị cốt lõi: Chất lượng – Hiệu quả - Chuyên nghiệp – Hiện đại; Triết lý giáo dục: Toàn diện – Sáng tạo – Nhân văn. Chiến lược phát triển Trường đến năm 2035, Trường Đại học Hoa Lư trở thành trường đại học có uy tín trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ; có năng lực cạnh tranh và từng bước hội nhập với các trường đại học hàng đầu trong nước.; Qui chế tổ chức hoạt động và hoạt động của Trường… là cơ sở đặc biệt quan trọng để Khoa Kinh tế triển khai xây dựng chiến lược cho đơn vị.

II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

1. Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, khoa Kinh tế sẽ trở thành đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn uy tín trong lĩnh vực kế toán, quản trị kinh doanh tại địa phương và cả nước.

2. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2020-2030.

* Mục tiêu chung:

Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường và hội nhập quôc tế, góp phần nâng cao uy tín của nhà trường và vị thế của Khoa trong trường.

* Mục tiêu chiến lược:

2.1 Chiến lược phát triển đào tạo

- Tiếp tục củng cố và phát triển ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho địa phương và vùng lân cận trong lĩnh vực kinh tế.

- Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo. Bên cạnh 2 chuyên ngành hiện cóKế toán và Quản trị kinh doanh sẽ mở thêm một số chuyên ngành khác như Quản trị nhân lực, Kinh tế học, Kinh tế nông nghiệp, Kế toán công…

- Hợp tác với các trường Đại học lớn và uy tín trên cả nước để mở các chương trình đào tạo ở bậc học cử nhân, thạc sĩ, hướng dẫn Chương trình thực tập sinh.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

+ Giải pháp:

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm.

- Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với khối ngành kinh tế.

- Tập trung đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành chuyên sâu cho sinh viên.

- Tăng cường cử cán bộ đi học các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước.

- Liên kết cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hoạt động thực tiễn, các chuyên gia, cựu sinh viên trong việc tư vấn chương trình đào tạo, phối hợp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo, chuyển giao khoa học công nghệ.

- Trao đổi giảng viên với các trường đại học trên cả nước.

2.2. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ

- Tham gia đấu thầu và đăng ký đề tài, dự án khoa học lớn theo hướng chuyên ngành và liên ngành tại địa phương và trên cả nước. Tập hợp các nhà khoa học trong và ngoài trường

- Các hướng nghiên cứu được ưu tiên theo từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể như sau:

+ Nghiên cứu một số vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết như: đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp, nghiên cứu qui hoạch phát triển bền vữngngành trọng điểm của địa phương như du lịch.

+ Nghiên cứu các mô hình quản trị kinh doanh; phát triển các loại hình doanh nghiệp; phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh; phát triển và quản lý nguồn nhân lực; quản trị chất lượng.

+ Nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị tài chính vả rủi ro trong doanh nghiệp

+ Nghiên cứu các vấn đề về thị trường, xuất khẩu phát triển thương mại hội nhập.

+ Giải pháp:

- Phát huy vai trò của Hội đồng khoa học & Đào tạo Khoa và các nhóm tư vấn NCKH xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp của địa phương và cả nước.

- Xây dựng trong Qui chế hoạt động của Công đoàn Khoa các biện pháp khuyến khích, về vật chất và tinh thần cho các cán bộ viên chức NCKH.

- Gắn triển khai các dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với đào tạo và bồi dưỡng nhằm tăng cường năng lực quản lý kinh tế cho doanh nghiệp, địa phương.

- Tìm giải pháp huy động vốn đầu tư cho KHCN thông qua các hoạt động hợp tác, các dự án, các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng, tài trợ quốc tế, mở rộng các loại hình dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vấn.

- Tổ chức các buổi hội thảo cấp Khoa, trường, quốc gia để giảng viên, sinh viên có cơ hội trao đổi, học tập các chuyên gia kinh tế nổi tiếng Việt nam và thế giới.

- Triển khai thành lập đội ngũ tư vấn về kế toán,tài chính, marketing, nhân sự...

KHOA KINH TẾ