Chương trình học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Sử dụng trong các trường Đại học không chuyên Lý luận chính trị)

(Ban hành kèm theo Quyết định 4890/QĐ-BGDĐT, ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

(Ban hành theo Quyết định số 4890/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm

2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Tên môn học: Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2. Thời lượng: 2 tín chỉ

3. Trình độ: Dùng cho sinh viên bậc đại học khối không chuyên ngành Lý luận chính trị.

4. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên học môn Kinh tế chính trị sau khi đã được học môn Triết học Mác – Lênin.

5. Mục tiêu môn học:

Một là, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lặp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học không chuyên Lý luận.

Hai là, trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường.

Ba là, góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với SV.

6. Mô tả vắn tắt nội dung:

Nội dung chính gồm 6 chương: Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chung 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên bắt buộc phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm và nghiên cứu hệ thống các tài liệu học tập và tài liệu đọc thêm có liên quan đến nội dung của từng chương trong giáo trình.

- Nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

- Bắt buộc tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.

8. Tài liệu học tập:

Tài liệu bắt buộc: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin dành cho bậc đại học không chuyên kinh tế chính trị.

Tài liệu đọc thêm: Được chọn lọc, liệt kê sau mỗi chương trong giáo trình.

9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo quy chế đào tạo đại học hiện hành.

10. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

1.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

- Giai đoạn thứ nhất, từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII.

- Giai đoạn thứ hai, từ sau thế kỷ thứ XVIII đến nay.

1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin

- Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.

- Quy luật kinh tế

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin.

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

- Các phương pháp khác.

1.3. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

1.3.1. Chức năng nhận thức

1.3.2. Chức năng thực tiễn

1.3.3. Chức năng tư tưởng

1.3.4. Chức năng phương pháp luận

TÓM TẮT CHƯƠNG

Các thuật ngữ cần ghi nhớ: Kinh tế chính trị, chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông, kinh tế chính trị tư sản cổ điển, kinh tế chính trị Mác – Lênin, quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi, trừu tượng hóa khoa học, quy luật kinh tế.

Vấn đề thảo luận: Thực tế lịch sử hình thành và phát triển cho thấy, có sự liên hệ chặt chẽ ngay từ đầu giữa kinh tế chính trị Mác – Lênin với hệ thống các lý thuyết kinh tế tiền đề. Bằng những lập luận dựa trên bằng chứng lịch sử, hãy phân tích về sự liên hệ đó?

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lênin?

2. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin? Chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin với tư cách là một khoa học?

3. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia?

Tài liệu học tập:

1. Robert B.Ekelund, JR và Robert F.Hesbert (2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Bản tiếng Việt, Nxb Thống kê, H.

2. Viện kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh(2018), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Lý luận Chính trị, H.

3. C.Mác – Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 20, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, 1994, H.

4. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976, M.

*********************************

Chương 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

2.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA

2.1.1. Sản xuất hàng hóa

Khái niệm sản xuất hàng hóa

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:

Điều kiện thứ nhất: Phân công lao động xã hội

Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt về kinh tế của các chủ thể sản xuất

2.1.2. Hàng hóa

Khái niệm hàng hóa

Thuộc tính của hàng hóa

- Giá trị sử dụng

- Giá trị

Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

- Thời gian lao động xã hội cần thiết – đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

2.1.3. Tiền

Nguồn gốc và bản chất của tiền

Chức năng của tiền:

Thước đo giá trị

Phương tiện lưu thông

Phương tiện cất trữ

Phương tiện thanh toán

Tiền tệ thế giới

2.1.4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt

Dịch vụ

Một số hàng hóa đặc biệt:

Quyền sử dụng đất đai

Thương hiệu(danh tiếng)

Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá

2.2. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

2.2.1. Thị trường

Khái niệm thị trường

Theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng

Vai trò của thị trường

Cơ chế thị trường

Nền kinh tế thị trường

Các quy luật kinh tế của thị trường

- Quy luật giá trị

- Quy luật cung cầu

- Quy luật lưu thông tiền tệ

- Quy luật cạnh tranh

2.2.2. Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trường

Người sản xuất

Người tiêu dùng

Các chủ thể trung gian trong thị trường

Nhà nước

TÓM TẮT CHƯƠNG

Các thuật ngữ cần ghi nhớ: Sản xuất hàng hóa, hàng hóa, giá trị sử dụng, giá trị, lượng giá trị, năng suất lao động, cường độ lao động, lao động cụ thể, lao động trừu tượng, lao động giản đơn, lao động phức tạp, tiền tệ, thị trường, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh, quy luật cạnh tranh, thị trường, cơ chế thị trường, kinh tế thị trường, người sản xuất, người tiêu dùng.

Vấn đề thảo luận:

1. Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai người sản xuất ra nó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường?

2. Với vai trò người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy thảo luận và chỉ ra vai trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa?

Câu hỏi ôn tập

1. Điều kiện ra đời nền sản xuất hàng hóa? Hàng hóa? Thuộc tính của hàng hóa? Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền?

2. Thị trường? Vai trò của thị trường? Các chức năng của thị trường? Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường? Các quy luật cơ bản của thị trường?

3. Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường?

Tài liệu học tập:

1. C.Mác – Ăngghen Toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội 1994, tập 20.

2. C.Mác – Ăngghen Toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội 1994, tập 23.

3. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nxb Giáo dục Hà Nội 1992.

*****************************

Chương 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

3.1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư

3.1.2. Bản chất của giá trị thặng dư

3.1.3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

- Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

3.2. TÍCH LŨY TƯ BẢN

Bản chất của tích lũy tư bản

Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy

Một số hệ quả của tích lũy tư bản

3.3. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3.3.1. Lợi nhuận

Chi phí sản xuất

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận

Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận thương nghiệp

3.3.2. Lợi tức

3.3.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa

TÓM TẮT CHƯƠNG

Các thuật ngữ cần ghi nhớ: Giá trị thặng dư, tư bản, tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động, tích lũy tư bản, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tích tụ và tập trung tư bản, chi phí sản xuất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa.

Vấn đề thảo luận:

1. Giả định từ vị trí người mua hàng hóa sức lao động, hãy thảo luận trong nhóm và cảm nhận vai trò đồng thời lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở hữu? Nếu gia định vốn kinh doanh cần phải đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm gì với những chủ thể này?

2. Xuất phát từ vai trò của người lao động. Hãy thảo luận và đề xuất phương thức thực hiện lợi ích của mình trong quan hệ lợi ích với người sử dụng sức lao động, với cộng đồng xã hội?

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư? Ý nghĩa thực tiễn?

2. Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản? Liên hệ và vận dụng? Phân tích quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thông qua lý luận về phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản?

Tài liệu học tập:

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 55 – 132.

2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.250-296.

3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, Phần I, tr.47-83

**********************************

Chương 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

4.1. QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

4.2. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

4.2.1. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường

4.2.1.1. Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền

4.2.1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

4.2.2. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

4.2.2.1. Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

4.2.2.2. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

4.2.2.3. Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

Một là, sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

Hai là, sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước

Ba là, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

4.2.2.4. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

- Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển

- Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

TÓM TẮT CHƯƠNG

Các thuật ngữ cần ghi nhớ: Độc quyền; độc quyền nhà nước; vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

Vấn đề thảo luận:

1. Những hệ lụy kinh tế và lợi ích gì sẽ xảy ra khi kìm hãm cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Hãy thảo luận nhóm để đề xuất biện pháp thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh? Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền thì cạnh tranh biểu hiện như thế nào?

2. Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, vậy vì sao cần kiểm soát độc quyền? Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức này trong quan hệ lợi ích xã hội bằng những phương thức nào?

Các câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường?

2. Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế có bản của độc quyền trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa? Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa?

3. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường? vai trò và hạn chế phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày nay?

Tài liệu học tập:

1. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb, CTQG, Hà Nội, 2004.

2. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1999, Phần I, t.25.

3. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. CTQG, 2005, t.27; t.31.

****************************

Chương 5: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

5.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5.1.3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Về mục tiêu: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế

- Về quan hệ quản lý nền kinh tế.

- Về quan hệ phân phối.

- Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

5.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thể chế

Thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Lý do phải thực hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

5.2.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số khía cạnh chủ yếu.

- Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế

- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

- Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội

- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

- Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị

5.3.CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế

5.3.1.1. Lợi ích kinh tế

Khái niệm

Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế

Vai trò của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường

5.3.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế

Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế

Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế

Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường

Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu

5.3.2. Vai trò của nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích

5.3.2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế

5.3.2.2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội

5.3.2.3. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội.

5.3.2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG

Các thuật ngữ cần ghi nhớ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đặc trưng; thể chế; thể chế kinh tế; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi ích kinh tế, quan hệ lợi ích, người lao động, người sử dụng lao động, quan hệ lợi ích cá nhân – xã hội.

Vấn đề thảo luận:

1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa bao hàm những đặc trưng của tính phổ biến kinh tế thị trường thế giới, vừa có những đặc trưng mang tính phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Hãy thảo luận để làm rõ những đặc trưng đó trên cơ sở chọn một loại thị trường trong nền kinh tế ở Việt Nam?

2. Hãy xuất phát từ vai trò của công dân, thảo luận để chỉ ra trách nhiệm của mình cần thực hiện những nhiệm vụ gì để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam? Với tư cách là công dân, hãy thảo luận các phương thức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các hoạt động kinh tế xã hội?

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

2. Hãy trình bày những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Phân tích những nhiệm vụ chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

3. Khái niệm, đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh tế? Các quan hệ lợi ích kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường? Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế? Vai trò nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế?

Tài liệu học tập

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua ba mươi năm đổi mới (1986-2016), Nxb CTQG, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 11 – NQ/TW ngày 03/6/2017 về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb CTQG, Hà Nội.

*******************************

Chương 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

6.1. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

6.1.1. Khái quát cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa

6.1.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp

Khái niệm cách mạng công nghiệp

Khái quát lịch sử các cuộc công nghiệp

Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển

6.1.1.2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới

Khái quát về công nghiệp hóa

Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới

6.1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

6.1.2.1. Tính tất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

6.1.2.2. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

- Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý và hiệu quả

- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

6.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

6.1.3.1. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

6.1.3.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

6.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

6.2.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

6.2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế

Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

6.2.1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả và thành công

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam

6.2.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

6.2.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

6.2.3. Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam

6.2.3.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.

6.2.3.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp

6.2.3.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực

6.2.3.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp

6.2.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

6.2.3.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam

TÓM TẮT CHƯƠNG

Các thuật ngữ cần ghi nhớ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cách mạng công nghiệp 4.0; toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế độc lập tự chủ.

Vấn đề thảo luận:

1. Hãy thảo luận lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, làm rõ những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của xã hội loài người? Xuất phát từ vị trí của bản thân, thảo luận và trình bày về trách nhiệm của mình cần đóng góp gì để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

2. Hãy thảo luận để làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam? Việt Nam cần phải thích ứng với những tác động đó như thế nào?

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam?

2. Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

3. Phân tích tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam?

4. Trình bày những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam?

Tài liệu học tập:

1- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Chương trình không chuyên)

2. Chỉ thị 16/CT – TTg (2017) “về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

3. Jeremy Rifkin (2014), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt, Nxb lao động xã hội, H.

4. Manfred B.Steger (2015), Toàn cầu hóa, Nxb Tri thức, H.

5. Klaus Schwab (2015): Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, (Bộ ngoại giao dịch và hiệu đính), Nxb CTQG – Sự thật, 2018, H.

************************************

Tin tiêu điểm