Chương trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Sử dụng trong các trường Đại học không chuyên Lý luận chính trị)
(Ban hành kèm theo Quyết định 4890/QĐ-BGDĐT, ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự Do- Hạnh Phúc |
CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo Quyết định số 4890/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Tên học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2. Thời lượng: 2 tín chỉ
-Giờ lý thuyết: 1,5
-Giờ thực hành: 0,5
3. Trình độ
Dùng cho sinh viên bậc đại học khối không chuyên ngành Lý luận Chính trị
4. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải học xong phần Triết học Mác – Lênin, Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Mục tiêu môn học:
Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, phân tích, đánh giá, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, học tập và công tác.
Về thái độ: Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh với Đảng và dân tộc Việt Nam, thấy được trách nhiệm của bản thân trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6. Mô tả vắn tắt nội dung:
Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có 6 chương cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩ học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến để đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm các tài liệu liên quan đến môn học.
- Tham dự đủ các buổi lên lớp, thảo luận theo quy định
8. Tài liệu học tập:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia Sự thất, Hà Nội
- Hồ Chí Minh (2016), Biên niên tiểu sử, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thất, Hà Nội
- Song Thành (2005) Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội
- Song Thành (chủ biên) (2006), Hồ Chí Minh – Tiểu sử, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội
- Duiker William J: Hồ Chí Minh a life, Hyperion, New York, 2000.
- Pierre Brocheux: Hò Chí Minh, Presses des Sciences Politiques, Paris, 2000.
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: theo quy chế đào tạo đại học hiện hành
10. Nội dung chi tiết môn học
Chương I
KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I.KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
II.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp luận của việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh
a.Thống nhất tính đảng và tính khoa học
b. Thống nhất lý luận và thực tiễn
c.Quan điểm lịch sử - cụ thể
d.Quan điểm toàn diện và hệ thống
e.Quan điểm kế thừa và phát triển
2.Một số phương pháp cụ thể
IV.Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận
2.Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.
3.Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
NỘI DUNG THẢO LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương II
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I.CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Cơ sở thực tiễn
a.Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
b.Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2.Cơ sở lý luận
a.Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
b.Tinh hoa văn hóa nhân loại
c.Chủ nghĩa Mác – Lênin
3.Nhân tố chủ quan
a.Phẩm chất Hồ Chí Minh
b.Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Thời kỳ trước ngày 5-6- 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và có chí hướng tìm con đường cứu nước mới
2.Thời kỳ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920: dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
3.Thời kỳ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
4.Thời kỳ đầu năm 1930 đến đầu năm 1941: Vượt qua sóng gió, thử thách, kiên định giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo.
5.Thời kỳ đầu năm 1941 đến tháng 9 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta
III.GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Đối với cách mạng Việt Nam
a.Tư tưởng Hồ Chí Minh đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi và bắt đầu xây dựng một xã hội mới trên đất nước ta
b.Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam trong thời đại hiện nay
2.Đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại
a.Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng dân tộc gắn với sự tiến bộ xã hội
b.Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
NỘI DUNG THẢO LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương III
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1.Vấn đề độc lập dân tộc
a.Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của cả các dân tộc
b.Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
c.Độc lập dân tộc phải gắn liền nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
d.Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
2.Về cách mạng giải phóng dân tộc
a.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
b.Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo
c.Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng
d.Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
e.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng
II.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh vê chủ nghĩa xã hội
a.Quan niệm của Hồ Chí Minh vê chủ nghĩa xã hội
b.Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan
c.Một số đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa
2.Tư tưởng Hồ Chí Minh vê xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a.Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
b.Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a.Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
b.Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
III.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền để tiến lên chủ nghĩa xã hội
2.Chủ nghĩa xã hội là điều kiện bảo đảm nền độc lập dân tộc vững chắc
3.Điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
IV.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác định
2.Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa
3.Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị
4.Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống và “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ
NỘI DUNG THẢO LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương IV
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.Đảng phải trong sạch, vững mạnh
a.Đảng là đạo đức, là văn minh
b.Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
c.Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
II.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Nhà nước của dân
a. Bản chất giai cấp của nhà nước
b. Nhà nước của dân, do dân, vì dân
2. Nhà nước pháp quyền
a. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
b. Nhà nước thượng tôn pháp luật
c. Pháp quyền nhân nghĩa
3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
b. Phòng, chống tiêu cực trong nhà nước
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
2. Xây dựng nhà nước
NỘI DUNG THẢO LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương V
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng
b. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam
2. Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc
a. Chủ thể của khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc
b. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc- Mặt trận dân tộc thống nhất
a. Mặt trận dân tộc thống nhất
b. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
1.Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
a.Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
b.Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần công nhận đến thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
2.Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức
a.Các lực lượng cần đoàn kết
b.Hình thức tổ chức
3.Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
a.Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích có lý có tình
b.Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ
II.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế trong hoạch định chủ trương đường lối của Đảng
2.Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công- nông- trí dưới sự lãnh đạo của Đảng
3. Đại đoàn kết dân tộc phải kết hợp đoàn kết quốc tế
NỘI DUNG THẢO LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương VI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
a. Văn hóa là mục tiêu động lực của sự nghiệp cách mạng
b. Văn hóa là một mặt trận
c.Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
a.Đạo đức là gốc là nền tảng tinh thần của xã hội của người cách mạng
b.Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
2.Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a.Trung với nước hiếu với dân
b.Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
c.Thương yêu con người sống có tình có nghĩa
d.Tinh thần quốc tế trong sáng
3.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
a.Nói đi đôi với làm nêu gương về đạo đức
b.Xây đi đôi với chống
c.Tu dưỡng đạo đức suốt đời
III.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.Quan niệm Hồ Chí Minh về con người
2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
IV.XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
1.Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
2.Xây dựng đạo đức cách mạng
THẢO LUẬN NHÓM
TÀI LIỆU THAM KHẢO