Chương trình học phần Triết học Mác - Lênin (Sử dụng trong các trường Đại học không chuyên Lý luận chính trị)

(Ban hành kèm theo Quyết định 4890/QĐ-BGDĐT, ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự Do- Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN

TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

(Ban hành theo Quyết định số 4890/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm

2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Tên học phần: Triết học Mác – Lênin

2. Thời lượng: 3 Tín chỉ

3. Trình độ: Dùng cho sinh viên bậc đại học khối các ngành không chuyên Lý luận chính trị.

4. Điều kiện tiên quyết: Không

5. Mục tiêu môn học:

Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về Triết học Mác Lênin.

Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác

Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác- Lênin.

6. Mô tả vắn tắt nội dung:

Chương 1 trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác- Lênin, và vai trò triết học của triết học Mác –Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng; gồm các vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm các hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội;ý thức xã hội; triết học về con người.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Trước giờ lên lớp: Đọc nghiên cứu tài liệu đã giới thiệu trong đề cương hoặc giáo trình môn học.

Trên giờ lên lớp: Nghe giảng ghi chép, chuẩn bị ý kiến, tình huống phát biểu khi được phép, làm việc nhóm.

Sau giờ lên lớp: Tự học cũng cố kiến thức, kỹ năng thái độ theo yêu cầu của môn học.

8. Tài liệu học tập:

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Triết học Mác Lênin. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1999

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia ,Giáo trình Triết học Mác – Lênin (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2010.

9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo quy chế đào tạo đại học hiện hành.

10. Nội dung chi tiết học phần:

CHƯƠNG 1

TRIẾT HỌC TRONG VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC

TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

1. Khái lược về Triết học

a. Nguồn gốc của Triết học

b. Khái niệm của triết học

c. Vấn đề đối tượng của triết học

d. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan

2. Vấn đề cơ bản của triết học

a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

c. Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể biết (Bất khả tri)

3. Biện chứng và siêu hình

a. Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử

b. Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử

II. TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác lênin

a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

b. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của Triết học Mác.

c. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện

d. Giai đoạn Lênin trong lịch sử phát triển Triết học Mác

2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác- Lênin

a. Khái niệm triết học Mác – Lênin

b. Đối tượng của triết học Mác – Lênin

c. Chức năng của triết học Mác – Lênin

3. Vai trò của triết học Mác- lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

a. Triết học Mác- Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn

b. Triết học Mác- Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.

c. Triết học Mác- Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CHƯƠNG 2

I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất

a. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về phạm trù vật chất

b. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất

c. Quan niệm của triết học Mác Lênin về vật chất

d. Các hình thức tồn tại của vật chất

e. Tính thống nhất vật chất của thế giới

2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

a. Nguồn gốc của ý thức

b. Bản chất của ý thức

c. Kết cấu của ý thức

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

a. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình

b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật

a. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan

b. Khái niệm phép biện chứng duy vật

2. Nội dung của phép biện chứng duy vật

a. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

c. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC

1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng

2. Nguồn gốc,bản chất của nhận thức

3. Thực tiễn vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

4. Các giai đoạn của quá trình nhận thức

5. Tính chất của chân lý

CHƯƠNG III

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ- XÃ HỘI

1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

a. Phương thức sản xuất

b. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

a. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

4. Sự phát triển các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên

a. Phạm trù hình thái kinh tế- xã hội

b. Tiến trình lịch sử- tự nhiên của xã hội loài người

c. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng

II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC

1. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp

a. Giai cấp

b. Đấu tranh giai cấp

c. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản

2. Dân tộc

a. Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc

b. Dân tộc- hình thức cộng đồng người phổ biến hiện nay

3. Quan hệ giai cấp- dân tộc – nhân loại

a. Quan hệ giai cấp- dân tộc

b. Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại

III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁC MẠNG XÃ HỘI

1. Nhà nước

a. Nguồn gốc của nhà nước

b. Bản chất của nhà nước

c. Đặc trưng cơ bản của nhà nước

d. Chức năng cơ bản của nhà nước

e. Các kiểu và hình thức nhà nước

2. Cách mạng xã hội

a. Nguồn gốc của cách mạng xã hội

b. Bản chất của cách mạng xã hội

c. Phương pháp cách mạng

d. Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay

IV. Ý THỨC XÃ HỘI

1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

a. Khái niệm tồn tại xã hội

b. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội

a. Khái niệm ý thức xã hội

b. Kết cấu của ý thức xã hội

c. Tinh giai cấp của ý thức xã hội

d. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

e. Các hình thái ý thức xã hội

V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI

1. Khái niệm về con người và bản chất con người

a. Con người là thực thể sinh học – xã hội

b. Con người là sản phẩm của lịch sử và chính bản thân con người

c. Con người là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

d. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội

2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người

a. Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hóa

b. “Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức”

c. “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”

3. Quan điểm của triết học Mác- Lênin về quan hệ cá nhân và xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử

a. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

b. Vai trò của quần chúng nhân dân và xã hội

4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam






Tin tiêu điểm