KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Bên cạnh việc học tập thì nghiên cứu khoa học (NCKH) giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức, liên hệ với thực tế và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng tìm kiếm, giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo, trình bày văn bản, kỹ năng xử lý, phân tích thông tin số lượng thu thập được... Thực tế khi NCKH các bạn sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ và chưa biết phải làm thế nào.
Dưới đây là kinh nghiệm khi sinh viên NCKH và kinh nghiệm khi hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, giúp các bạn sinh viên hiểu thêm để làm đề tài NCKH.
1. Về kinh nghiệm khi làm nghiên cứu khoa học của sinh viên
- Thứ năm: Việc sử dụng máy tính thành thạo nhất là trình bày và soạn thảo văn bản, xử lý số liệu qua phần mềm excel sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong học tập và NCKH.
- Thứ sáu: Khi bảo vệ đề tài, các bạn cần chuẩn bị bài thuyết trình và tự tin giao tiếp, biện luận để bảo vệ đề tài NCKH của bạn.
2. Về kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên NCKH
Một là: Giảng viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn sinh viên NCKH theo từng giai đoạn, từ việc gợi ý ý tưởng, giúp sinh viên phát hiện vấn đề, trình bày đề cương chi tiết, lập kế hoạch NCKH của sinh viên, tìm tài liệu, xây dựng phiếu khảo sát đến việc hoàn thiện các nội dung NCKH.
Hai là: Giúp sinh viên triển khai kế hoạch NCKH một cách hiệu quả và kịp tiến độ.
Ba là: Thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc và động viên sinh viên trong quá trình NCKH để biết sinh viên gặp khó khăn ở đâu, chưa hiểu vấn đề gì để kịp thời giúp đỡ và hướng dẫn các em hoàn thành NCKH hiệu quả nhất.
3. Nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Kinh tế, dưới đây là đề xuất một số giải pháp:
* Đối với sinh viên:
- Cần nghiêm túc nghiên cứu kỹ các văn bản của Nhà trường về nghiên cứu khoa học của sinh viên. Để biết NCKH là gì, quyền lợi của sinh viên khi tham gia NCKH...
- Cần chủ động tìm hiểu các vấn đề thực tiễn để xây dựng ý tưởng nghiên cứu; trao đổi với giảng viên của Khoa để được hướng dẫn và cần tích cực rèn luyện các kỹ năng mềm.
* Đối với giảng viên:
- Định hướng chọn đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên:
+ Giảng viên hướng dẫn nên định hướng chọn đề tài cho sinh viên các vấn đề xảy ra trong thực tiễn, các vấn đề mới được xã hội quan tâm, các vấn đề có thể thu thập số liệu thuận lợi và phù hợp với sinh viên. Khuyến khích sinh viên đọc các đề tài nghiên cứu, đọc báo chí và quan sát cuộc sống để tìm ý tưởng.
+ Gợi ý cho sinh viên những lĩnh vực đề tài nghiên cứu, cho sinh viên tham gia nghiên cứu cùng giảng viên và có thể thực hiện 1 phần trong đề tài nghiên cứu của giảng viên để giúp sinh viên hiểu hơn về NCKH và tạo mối liên hệ thường xuyên giữa giảng viên và sinh viên.
+ Giới thiệu sinh viên các tài liệu tham khảo hoặc cho sinh viên mượn các công trình nghiên cứu khoa học để kích thích sự say mê của sinh viên và giúp sinh viên hình thành ý tưởng nghiên cứu khả thi.
- Quá trình hướng dẫn
+ Lập ra lịch làm việc với sinh viên, 1 tuần dành 1 buổi khoảng 2-3 tiếng để hướng dẫn nhóm sinh viên nghiên cứu. Lập tiến độ nghiên cứu cho sinh viên, kiểm tra và yêu cầu sinh viên báo cáo hàng tuần.
+ Hỗ trợ sinh viên lập bảng hỏi, cách thu thập số liệu, xử lý số liệu. Hướng dẫn sinh viên các nguồn để thu thập dữ liệu nghiên cứu như tạp chí, sách, website và tài liệu thực tế trong tổ chức/doanh nghiệp nghiên cứu.
+ Nhắc nhở sinh viên thực hiện trách nhiệm nghiên cứu thường xuyên, đồng thời động viên sinh viên cố gắng thực hiện đề tài nghiên cứu đúng tiến độ và đạt yêu cầu.
TRONG ĐỜI SINH VIÊN, BẠN HÃY NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ÍT NHẤT MỘT LẦN NHÉ
Bạn sẽ có thêm bài học quý giá và thu được nhiều kinh nghiệm hữu ích cũng như gắn kết, tạo mối quan hệ với những người cùng chung chí hướng.
Hãy quyết tâm và cùng nhau NCKH bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!