ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO TRONG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ BẰNG PHÂN TÍCH CRONBACK’S ALPHA

Nghiên cứu này đánh giá độ tin cậy của thang đo trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính trường Đại học Hoa Lư, nghiên cứu này được coi là căn cứ quan trọng để thực hiện kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến mức độ tự chủ tài chính của tổ chức. Bằng phân tích Cronbach’s alpha cho phép loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mô hình sử dụng trong nghiên cứu này gồm 54 tiêu chí được chia thành 8 nhóm, số liệu khảo sát được thu thập từ 206 đối tượng đang công tác tại trường Đại học Hoa Lư trong thời gian từ 15/10/2019 đến hết tháng 11/2019.

Tác giả: ThS. Phạm Thị Khánh Quỳnh, ThS. Nguyễn Thị Hồng Lý, ThS. Nguyễn Thị Bích Dung

Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế - Kỹ thuật trường Đại học Hoa Lư

Bài đăng tạp chí Tài chính số 727 (Kỳ 2 - Tháng 4/2020, trang 177 đến 180)

Trường Đại học Hoa Lư là trường đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình hoạt động với mô hình trường đại học từ ngày 09/4/2007. Hơn mười năm vận hành theo cơ chế mới, Nhà trường đã từng bước hoàn thiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của giáo dục đại học. Tuy nhiên, trước những đổi mới về phương thức quản trị trường đại học, với xu hướng tự chủ đang được từng bước thực hiện trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay đem tới cả những cơ hội và thách thức cho các hoạt động của Trường. Để đi đến kết luận khi nghiên cứu về mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tự chủ tài chính trường Đại học Hoa Lư, nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbach’s alpha. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha.

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên nghiên cứu về tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Chí Hướng (2017), nhóm tác giả đã đưa ra mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính trường Đại học Hoa Lư với hai nhân tố mới được đề xuất thêm vào mô hình là: Uy tín và thương hiệu của nhà trường; Nguồn thu.

Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu:

STT

Các nhân tố

Các biến quan sát

1

Cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động

- Cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô tài chính

- Cơ cấu tổ chức đảm bảo thực hiện sứ mệnh

- Cơ cấu tổ chức đảm bảo tính chuyên môn hóa

- Cơ cấu tổ chức được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả

- Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ

2

Năng lực của nhà quản lý

- Nhà quản lý đã từng được đào tạo về quản lý tài chính

- Nhà quản lý có năng lực quản lý tài chính

- Nhà quản lý có năng lực thiết lập và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch

- Nhà quản lý có năng lực huy động nguồn lực

- Nhà quản lý có năng lực quản lý nhân sự

- Nhà quản lý có năng lực xây dựng văn hóa của tổ chức

- Nhà quản lý có tư duy đổi mới

- Nhà quản lý có kỹ năng giải quyết công việc có tính chất bất thường

- Nhà quản lý có khả năng dự báo và thích ứng với xu thế phát triển

- Nhà quản lý có năng lực đào tạo đội ngũ kế cận

- Nhà quản lý có uy tín trước tập thể nhà trường

3

Năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên

- Nhà trường có đủ số lượng giảng viên theo tiêu chuẩn tối thiểu

- Cán bộ, giảng viên và nhân viên nhiệt huyết với công việc

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên được cập nhật kiến thức, thông tin

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên hiểu biết về pháp luật và quản lý tài chính

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên nghiêm túc trong thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

- Đội ngũ giảng viên có sự chủ động trong việc liên kết các hoạt động chuyên môn

- Cán bộ, giảng viên có năng lực làm việc độc lập đồng thời có khả năng làm việc theo nhóm

4

Cơ sở vật chất

- Các công trình kiến trúc phục vụ đào tạo và công tác chuyên môn được xây dựng và cải tạo phù hợp nhu cầu

- Trang thiết bị phục vụ đào tạo và công tác chuyên môn được trang bị đầy đủ

- Thư viện, phòng thí nghiệm đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu

- Các công trình phụ trợ đảm bảo cho hoạt động đào tạo và công tác chuyên môn

- Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường

- Môi trường cảnh quan tạo cảm hứng cho sinh viên, cán bộ viên chức và người lao động học tập và làm việc

- Nhà trường khai thác hiệu quả cơ sở vật chất cho việc cung ứng dịch vụ cộng đồng

5

Uy tín và thương hiệu của nhà trường

- Uy tín và thương hiệu của nhà trường được thừa nhận

- Uy tín và thương hiệu của nhà trường là lý do để sinh viên lựa chọn học tại trường

- Uy tín và thương hiệu của nhà trường đã thu hút được giảng viên có trình độ cao về công tác tại trường

- Uy tín và thương hiệu của nhà trường tạo cơ hội cho việc hợp tác và liên kết đào tạo

- Uy tín và thương hiệu của nhà trường được cải thiện

6

Cơ chế chính sách

- Cơ chế chính sách đảm bảo tính hệ thống, đầy đủ

- Cơ chế chính sách đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán

- Cơ chế chính sách được cập nhật

- Cơ chế chính sách đảm bảo tính phù hợp

- Chính sách tài chính đảm bảo tính linh hoạt

- Quy định ràng buộc về biên chế

- Quy định ràng buộc về mở ngành, mở lớp

- Quy định ràng buộc về tiêu chí tuyển sinh

- Quy định ràng buộc về hợp tác nghiên cứu, đào tạo

- Nhà trường có cơ chế riêng dành cho lĩnh vực trọng tâm, đặc thù

7

Chức năng nhiệm vụ

- Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường được quy định rõ ràng

- Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường có khả năng thay đổi theo hướng phục vụ nhu cầu thị trường

- Các đơn vị trong nhà trường tập trung vào các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao

8

Nguồn thu

- Nguồn thu của nhà trường được cấp phát từ ngân sách nhà nước

- Nguồn thu của nhà trường phụ thuộc quy mô đào tạo

- Nguồn thu ngoài ngân sách của nhà trường có xu hướng tăng theo thời gian

- Nguồn thu ngoài ngân sách của nhà trường có sự đa dạng

- Nguồn thu ngoài ngân sách của nhà trường phụ thuộc chất lượng dịch vụ

Tổng số quan sát

54

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Giải thuyết của mô hình nghiên cứu là các nhân tố đều ảnh hưởng dương đến mức độ tự chủ tài chính của Trường Đại học Hoa Lư. Số liệu khảo sát được thu thập trên đối tượng cán bộ, giảng viên và nhân viên đang công tác tại Trường Đại học Hoa Lư từ 15/10/2019 đến hết tháng 11/2019.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronback’s Anpha

Trong nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 được xem là biến rác sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo này có độ tin cậy Cronbach alpha từ 0.6 trở lên

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Tương quan biến tổng sau khi loại bỏ biến có TQBT< 0.3

Cronbach's Alpha nếu loại biến sau khi loại bỏ biến có TQBT< 0.3

Thang đo Cơ cấu tổ chức (CCTC)

Cronbach's Alpha

0.803

Cronbach's Alpha sau khi loại bỏ biến có TQBT< 0.3

0.807

CCTC1

0.649

0.751

0.696

0.735

CCTC2

0.577

0.769

0.587

0.771

CCTC3

0.601

0.763

0.606

0.765

CCTC4

0.518

0.782

0.475

0.802

CCTC5

0.615

0.760

0.597

0.768

CCTC6

0.404

0.807

-

-

Thang đo năng lực của nhà quản lý (NLQL)

Cronbach's Alpha

0.867

Cronbach's Alpha sau khi loại bỏ biến có TQBT< 0.3

0.874

NLQL1

0.313

0.874

-

-

NLQL2

0.530

0.858

0.485

0.870

NLQL3

0.688

0.846

0.690

0.854

NLQL4

0.630

0.850

0.621

0.860

NLQL5

0.540

0.857

0.552

0.865

NLQL6

0.653

0.849

0.664

0.856

NLQL7

0.639

0.850

0.667

0.856

NLQL8

0.534

0.857

0.561

0.864

NLQL9

0.563

0.855

0.574

0.863

NLQL10

0.566

0.856

0.565

0.864

NLQL11

0.580

0.854

0.569

0.864

Thang đo năng lực giảng viên nhân viên(NLGVNV)

Cronbach's Alpha

0.676

NLGVNV1

0.387

0.671

NLGVNV2

0.429

0.628

NLGVNV3

0.494

0.609

NLGVNV4

0.371

0.645

NLGVNV5

0.338

0.653

NLGVNV6

0.416

0.632

NLGVNV7

0.367

0.646

Thang đo cơ sở vật chất(CSVC)

Cronbach's Alpha

0.824

Cronbach's Alpha sau khi loại bỏ biến có TQBT< 0.3

0.828

CSVC1

0.483

0.813

0.526

0.815

CSVC2

0.664

0.783

0.705

0.777

CSVC3

0.689

0.778

0.686

0.781

CSVC4

0.606

0.794

0.577

0.805

CSVC5

0.574

0.799

0.593

0.802

CSVC6

0.569

0.800

0.505

0.820

CSVC7

0.381

0.828

-

-

Thang đo uy tín thương hiệu (UTTH)

Cronbach's Alpha

0.848

UTTH1

0.623

0.826

UTTH2

0.681

0.810

UTTH3

0.713

0.802

UTTH4

0.691

0.808

UTTH5

0.587

0.835

Thang đo cơ chế chính sách (CCCS)

Cronbach's Alpha

0.785

CCCS1

0.384

0.775

CCCS2

0.467

0.765

CCCS3

0.553

0.754

CCCS4

0.471

0.764

CCCS5

0.476

0.764

CCCS6

0.425

0.770

CCCS7

0.495

0.762

CCCS8

0.498

0.762

CCCS9

0.395

0.774

CCCS10

0.403

0.774

Thang đo chức năng nhiệm vụ (CNNV)

Cronbach's Alpha

0.703

CNNV1

0.614

0.499

CNNV2

0.458

0.698

CNNV3

0.500

0.637

Thang đo nguồn thu (NT)

Cronbach's Alpha

0.666

NT1

0.442

0.616

NT2

0.317

0.662

NT3

0.462

0.594

NT4

0.501

0.576

NT5

0.411

0.622

Nguồn: Tổng hợp kết quả chạy mô hình của nhóm nghiên cứu

Thang đo cơ cấu tổ chức: Cả 6 biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Hệ số cronbach’s alpha bằng 0.803 > 0.6 nên thang đo cơ cấu tổ chức đạt yêu cầu. Tuy nhiên, khi Cronbach’s alpha nếu loại biến cho giá trị lớn hơn alpha thang đo thì tiến hành bỏ biến để đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Sau khi loại bỏ biến CCTC6 các chỉ tiêu đều đảm bảo độ tin cậy của thang đo CCTC. Như vậy thang đo CCTC giữ lại 5 biến quan sát đảm bảo tiêu chuẩn.

Thang đo năng lực của nhà quản lý: Thang đo NLQL đảm bảo các biến quan sát có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và alpha bằng 0.867 > 0.6. Để thang đo có độ tin cậy cao hơn nhóm nghiên cứu tiến hành loại biến NLQL1 có Cronback’s Anpha nếu loại biến lớn hơn Cronback’s Anpha của thang đo. Vậy thang đo NLQL giữ lại 10 biến quan sát đảm bảo tiêu chuẩn để thực hiện các phân tích tiếp theo của mô hinh.

Thang đo năng lực giảng viên nhân viên: Hệ số Cronbach’s alpha thang đo NLGVNV là 0.676 thỏa mãn lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của mỗi biến đều lớn hơn 0.3, nên thang đo năng lực của giảng viên nhân viên là sử dụng tốt. Thang đo sử dụng 7 biến quan sát cho các phân tích tiếp theo.

Thang đo cơ sở vật chất: Thang đo cơ sở vật chất có alpha 0.824 và tương quan biến tổng của mỗi biến dùng trong thang đo đều lớn hơn 0.3 là đảm bảo yêu cầu. Tuy nhiên nếu bỏ biến CSVC7 thì alpha thang đo là 0.828 > 0.824 nên nhóm nghiên cứu tiến hành loại biến CSVC7 để thang đo là tốt nhất. Sau khi loại biến, thang đo CSVC còn lại 6 quan sát để tiếp tục phân tích.

Thang đo uy tín thương hiệu: Đây là nhân tố mới so với mô hình nghiên cứu đi trước được nhóm tác giả đề xuất trên quan điểm phân tích đa chiều tới hoạt động của một trường đại học. Hệ số alpha của thang đo là 0.848 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng mỗi biến trong thang đo đều lớn hơn 0.3 nên thang đo được giữ nguyên các biến quan sát ban đầu để sử dụng trong phân tích số liệu tiếp theo.

Thang đo cơ chế chính sách: Đây cũng là một trong những thang đo tương đối tốt với Alpha là 0.785 và tương quan biến tổng của mỗi biến quan sát đều lớn hơn 0.3, không cần thiết phải loại bỏ biến quan sát nào khi hệ số Alpha sau khi loại bỏ biến đều nhỏ hơn giá trị ban đầu. Vậy thang đo CCCS đảm bảo độ tin cậy khi giữ nguyên 10 biến quan sát ban đầu để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Thang đo chức năng nhiệm vụ: Thang đo chức năng nhiệm vụ cũng là thang đo đảm bảo độ tin cậy với chỉ số alpha là 0.703 và hệ số tương quan biến tổng của mỗi biến thành phần đều lớn hơn 0.3. Thang đo chức năng nhiệm vụ giữ nguyên các biến quan sát ban đầu để sử dụng cho các phân tích tiếp theo

Thang đo nguồn thu: Đây là một trong hai thang đo mới được nhóm nghiên cứu đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính trường Đại học Hoa Lư so với mô hình nghiên cứu của Nguyễn Chí Hướng (2017) về tự chủ tài chính tại ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thang đo nguồn thu cũng đảm bảo độ tin cậy và tiếp tục được sử dụng cho các phân tích tiếp theo với hệ số alpha là 0.703 cũng như hệ số tương quan biến tổng của mỗi biến trong thang đo đều lớn hơn 0.3

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy bằng phân tích Cronback’s Alpha mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tự chủ tài chính Trường Đại học Hoa Lư, nhóm tác giả tổng hợp số biến quan sát giữ lại sử dụng tiếp cho các phân tích tiếp theo và biến quan sát bị loại theo bảng sau:

STT

Các nhân tố của mô hình nghiên cứu

Số biến quan sát giữ lại

Biến quan sát bị loại

1

Cơ cấu tổ chức

5

CCTC6

2

Năng lực của nhà quản lý

10

NLQL1

3

Năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên

7

-

4

Cơ sở vật chất

6

CSVC6

5

Uy tín và thương hiệu của nhà trường

5

-

6

Cơ chế chính sách

10

-

7

Chức năng nhiệm vụ

3

-

8

Nguồn thu

5

-

Tổng số quan sát

51

03

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thị Hương và Tạ Ngọc Cường (2016), “Tự chủ tài chính – cơ hội nâng cao chất lượng cho các trường đại học công lập ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tập 32 số 3/2016

2. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Luận án tiến sĩ về đề tài: “Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam”.

3. Vũ Thị Thanh Thủy, Vũ Thị Ánh Tuyết (2014), “Xác định điều kiện tự chủ tài chính tại trường đại học công lập Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 20 tháng 4/2014

4. Nguyễn Chí Hướng (2017), “Tự chủ tài chính ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”. luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế quốc dân

5. Wan Saiful Wan Jan (2007), “Will Our Public Universities Have Financial Autonomy?”, Policy IDEAS № 42, May 2017

Tin tiêu điểm