BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CHO SINH VIÊN

Bạn cho rằng, quản lý tài chính cá nhân chỉ quan trọng cho những người làm ra nhiều tiền, những người thực sự trưởng thành? Đó là một quan điểm sai lầm. Bởi quản lý tài chính cá nhân cần thiết cho tất cả mọi người và ở các nước phát triển, học sinh tiểu học đã được học về quản lý tài chính cá nhân.

Sinh viên thời đại mới, có rất nhiều cơ hội việc làm để đảm bảo cuộc sống tự lập, đồng thời tích luỹ đầu tư cho tương lai. Nếu bạn biết quản lý tài chính cá nhân từ càng sớm, cuộc sống của bạn càng dễ dàng.

Để quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đọc thêm các sách về quản lý tài chính, sử dụng các app quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, điều cốt lõi các bạn cần đáp ứng được các nguyên tắc.

1. Xác định mục tiêu tài chính cho mình

Sinh viên các thế hệ trước, khi báo chí và internet chưa phổ biến, cơ hội việc làm rất ít, nên tỉ lệ sinh viên làm thêm rất thấp. Nhưng sinh viên ngày nay, việc đăng ký học theo tín chỉ cũng giúp sinh viên chủ động thời gian học. Sinh viên hoàn toàn có thể vừa học chính quy, vừa làm thêm, vừa học thêm ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết khác.

Bạn cần xác định mục tiêu đi làm thêm: Để trau dồi kiến thức, kỹ năng, mở rộng các mối quan hệ/ Nếu bạn nào có năng lực cao có thể tìm được các công việc thu nhập cao để tích luỹ, đầu tư…

Sau khi có công việc, bạn cần đưa ra con số cụ thể: Mỗi tháng mình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền, sau mỗi năm mình sẽ tích luỹ được bao nhiêu nhé!

2. Tìm cách tăng thu nhập

Muốn tăng thu nhập, bạn phải làm việc chăm chỉ, ham học hỏi và gia tăng giá trị bản thân (kiến thức, kỹ năng, tay nghề….) để thăng tiến, phát triển trong công việc.

Với sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, bạn có thể làm các công việc đơn giản như bán hàng, thu ngân, bán hàng online, gia sư,…

Với sinh viên các năm thứ ba, tư, các bạn nên tìm các công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp và sự phát triển sau này của bạn. Như với sinh viên khối ngành kinh tế có thể làm các công việc: thu ngân, kế toán các phần hành đơn giản, nhân viên bán hành, nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing…

Tuy nhiên, thời gian sẽ thay đổi rất nhiều thứ, công việc sau này có thể đến bất ngờ với bạn qua nhiều bước ngoặt. Vì vậy, cái cốt lõi nhất vẫn là kiến thức, thái độ, kỹ năng của bạn để có cơ hội là bạn có thể nắm bắt.

3. Quản lý chi tiêu hiệu quả

Quản lý chi tiêu quan trọng không kém cách tăng thu nhập bạn nhé. Nhiều bạn sinh viên cũng đi làm thêm, lương hơn bạn bè, nhưng đến cuối tháng lại thấy không còn đồng nào. Bí quyết ở đây là sử dụng công cụ app quản lý tài chính cá nhân, hoặc 6 chiếc lọ chi tiêu. Bạn cần tuân thủ những nguyên tắc đó, tuy nhiên có thể biến đổi để phù hợp hoàn cảnh bản thân.

BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CHO SINH VIÊN

Cách quản lý tài chính cá nhân bằng phương pháp 6 cái lọ tối ưu

Để tiết kiệm chi phí, bạn cũng nên sử dụng các dịch vụ miễn phí, giảm giá, săn deal… và tránh “nghiện mua sắm” nhé. Chỉ mua những thứ mình cần, càng tối giản sẽ càng tiết kiệm chi tiêu và có lối sống dễ dàng hơn.

Bạn nên nhớ quy tắc 1%, nhấn mạnh đến sự kiên trì, cải tiến và tích luỹ từng chút nhỏ một, sau một năm và nhiều năm, thành quả sẽ rất diệu kỳ nhé. Chúc các bạn quản lý tài chính cá nhân thật tốt!