THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ "HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG" CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Căn cứ Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí trình độ đại học; kế hoạch chuyên môn của Tổ bộ môn Lịch sử - Địa lí và nội dung thực hành trong các học phần: Thực địa, Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại, Lịch sử Việt Nam cận đại, Lịch sử Việt Nam hiện đại, Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử - Địa lí…, với mục đích củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức thực tế về lịch sử - địa lí cho sinh viên chuyên ngành, từ ngày 26/10/2023 đến ngày 1/11/2023, với sự hướng dẫn của các giảng viên, sinh viên hai lớp D14 và D15L - ĐL đã có chuyến thực tế chuyên môn tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Tại Thanh Hóa, sinh viên thực tế tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá). Năm 1428, sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục tên nước là Đại Việt, lập ra nhà Lê sơ. Để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm ở Lam Sơn. Đây là nơi thờ cúng, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, đồng thời là địa điểm cử hành những nghi lễ khi vua lễ bái yết sơn lăng. Quy mô của khối kiến trúc nghệ thuật ở Lam Kinh rất lớn, với Chính điện, Nghi môn, sân Rồng, cầu Bạch, Thái miếu...; cùng hệ thống bia ký, lăng mộ. Khu Di tích lịch sử Lam Kinh hiện đang lưu giữ 5 Bảo vật quốc gia, trong đó tiêu biểu bậc nhất là bia Vĩnh Lăng. Tất cả đã tạo nên diện mạo của một phong cách kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc, đánh dấu một giai đoạn phát triển của nền kiến trúc dân tộc. Lam Kinh (Tây Kinh) được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Bên bia Vĩnh Lăng, Khu di tích Lam kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Thực tế tại Thành nhà Hồ là một trong những tòa thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới và cũng là di tích lịch sử có giá trị lớn về mặt văn hoá, kiến trúc.Năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh thành nhà Hồ là di sản văn hoá thế giới. Thành nhà Hồ khi (thành Tây Đô) được vua Trần Nhân Tông giao cho Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa)

Về với tỉnh Nghệ An giàu truyền thống cách mạng, sinh viên thực tế tại khu Di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) để tìm hiểu về quê hương, truyền thống, gia đình, thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Kim Liên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Bác. Qua đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, sinh viênthực địa về nguồn gốc, đặc điểm địa hình bề mặt, sinh vật tại Cửa Lò.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Thăm quê ngoại của Bác Hồ - Làng Hoàng Trù

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Thăm quê nội của Bác Hồ - Làng Sen

Tại Hà Tĩnh, nơi có nhiều tên đất, tên người đã gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc, trong đó, Ngã ba Đồng Lộc là địa danh đã trở thành huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đây là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, được Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đầu tư xây dựng thành Khu tưởng niệm TNXP toàn quốc. Ngã ba Đồng Lộc là một địa điểm hiểm trở trên con đường 15A. Nơi đây được ví như là yết hầu, là mạch máu giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Để giữ vững mạch máu giao thông từ Bắc vào Nam được thông suốt, hàng trăm, hàng ngàn các chiến sỹ và nhân dân đã ngã xuống. Trong đó phải kể đến sự hy sinh anh dũng của tiểu đội 10 cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc. Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc là địa chỉ đỏ giáo dục đạo đức truyền thống, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, là điểm đến chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả của một thời kỳ sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của các thế hệ cha anh.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Tại Ngã ba Đồng Lộc

Tại Quảng Bình, Từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình, sinh viên sinh viên được quan sát vị trí, điều kiện tự nhiên và cảnh quan của khu vực Đèo Ngang. Đây là một ngọn đèo nằm ở vị trí giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đồng thời, đoàn đã đến viếng Khu di tích mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tổng tư lệnh chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Vũng Chùa là khu vực có khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, lưng tựa núi Thọ Sơn, mặt hướng ra biển Đông với nhiều đảo nhỏ như hòn La, hòn Gió, hòn Nồm (đảo Yến).

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Viếng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Đến với Thành cổ Quảng Trị, ngược dòng thời gian trở về những năm tháng lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một địa danh được biết đến bởi sự chia cắt đau thương, sự chịu đựng đạn bom ác liệt và ý chí kiên cường bất khuất của con người nơi đây. Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirôsima (Nhật Bản) năm 1945. Cuộc chiến đấu ngoan cường cuả các chiễn sĩ trong 81 ngày đêm khói lửa để bảo vệ Thành Cổ. Tại mảnh đất này, hàng ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã ngã xuống đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Bên thành cổ Quảng Trị

Về Quảng Trị, đoàn đến thăm viếng nghĩa trang Trường Sơn để tri ân trước sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại - còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Được sống trong không gian linh thiêng của một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc để thêm yêu quê hương, đất nước, trân trọng lịch sử và có trách nhiệm hơn trong hiện tại và tương lai.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Trường Sơn

Tại Huế: Thực tế tại Quần thể Di tích Cố đô Huế, tìm hiểu về các vị vua triều Nguyễn, về các công trình kiến trúc trong quần thể Di tích Cố đô Huế. Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể kiến trúc cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là kinh đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn từ 1802 đến 1945. Tháng 12/1993, Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Tại Huế, sinh viên tìm hiểu về vị trí, địa hình, giao thông, giá trị lịch sử của đèo Hải Vân, về chính sách phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bên kỳ đài của Quần thể di tích cố đô Huế

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Bên Ngọ môn của Quần thể di tích cố đô Huế

Thực tế tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) để tìm hiểu giá trị di sản văn hóa của Vương quốc Chămpa. Bảo tàng là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật quý giá của vương quốc Chăm-pa cổ.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Thực tế tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Thực tế tại bán đảo Sơn Trà tìm hiều về vị trí, điều kiện tự nhiên của Đà Nẵng để lý giải tại sao năm 1858 khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lại chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên, đồng thời làm rõ điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo, cảnh quan… của khu vực này. Tìm hiểu về địa lí tự nhiên, kinh tế và xã hội, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế du lịch của thành phố Đà Nẵng.

Thực tế tại Ngũ Hành Sơn, một vùng đất có lịch sử lâu đời, vốn là một trung tâm cư trú, trung tâm giao thương, trung tâm tín ngưỡng của người Chăm. Sau này, nơi đây trở thành một Trung tâm Phật giáo quan trọng. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, di tích thắng cảnh Ngũ Hành Sơn với lợi thế về vị trí chiến lược và địa hình núi non, hang động đã một thời là địa chỉ đỏ tự hào của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng Một di tích văn hóa gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng làm nên một vùng đất địa linh nhân kiệt. Năm 1990, khu danh thắng này đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Danh thắng có các công trình, di tích tôn giáo (chùa Linh Ứng) và kiến trúc có giá trị, nhà ở kết hợp kinh doanh đá mỹ nghệ, các khu chức năng, không gian cây xanh chuyên đề, mặt nước, khu vườn tượng, đền thờ tưởng niệm các liệt sĩ và mẹ Việt Nam anh hùng.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Thực tế tại bán đảo Sơn Trà

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Tại hang Gió Đông của ngọn Thủy Sơn, Ngũ Hành Sơn

Tại Quảng Nam: Thực tế tại Phố cổ Hội An để tìm hiểu về cảng thị truyền thống. Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm-pa. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Thánh địa Mỹ Sơn là điểm đến xa nhất trong chuyến thực tế với chủ đề "Hành trình di sản miền Trung". Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2km, được bao quanh bởi núi đồi, chỉ có một lối vào duy nhất là con đường độc đạo nằm giữa hai quả đồi và một con suối chắn ngang trước mặt con đường vào thung lũng như một chiến hào sâu rộng, gây trở ngại cho những ai muốn vào thánh địa. Thánh địa Mỹ Sơn là nơi tổ chức cúng tế của vương quốc Champa và là nơi đặt lăng mộ của các vị vua hay hoàng thân quốc thích Champa. Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Kiến trúc thánh địa chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Những ngọn tháp và lăng mộ ở đây chủ yếu có từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế giới.

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ `HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG` CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ KHÓA D14 VÀ D15

Thực tế tại Thánh địa Mỹ Sơn

Với hành trình thực tế dọc dải đất miền Trung đề tìm hiểu các di sản văn hóa, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa....của miền đất này là một hoạt động vô cùng ý nghĩa đối với sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí của Trường Đại học Hoa Lư. Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, sinh viên đã được đến với những địa danh, di tích lịch sử để qua đó được củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn.

Bài và ảnh: Cô Lê Thị Huệ - Cô Phạm Thị Loan

Các bài đã đăng