GIỚI THIỆU

1. Khái quát chung

Khoa Tiểu học – Mầm non được thành lập từ năm 2009 trên cơ sở sáp nhập 02 khoa Mầm non và Tiểu học. Từ ngày 01 tháng 8 năm 2021, căn cứ Quyết định số 299/QĐ-ĐHHL của Trường Đại học Hoa Lư về việc sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Hoa Lư, Khoa Tiểu học – Mầm non đổi tên thành Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non. Hiện tại, cơ cấu tổ chức khoa gồm: 01 Trưởng khoa, 02 Phó Trưởng khoa; 3 Bộ môn.

Trong hơn 10 năm xây dựng, Khoa đã có những bước phát triển và trưởng thành đáng ghi nhận. Những năm đầu, khoa chỉ có 13 giảng viên trong đó có 06 thạc sĩ, 07 cử nhân. Đến nay, số lượng giảng viên của khoa là 22, gồm: 21 thạc sĩ, 01 CN trong đó có 7 Giảng viên chính và được biên chế ở 03 bộ môn: Nghiệp vụ Tiểu học, Nghiệp vụ Mầm non, Nghệ thuật.

Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã đào tạo được hàng nghìn sinh viên đáp ứng yêu cầu của các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học; hầu hết sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá khá tốt.

Hiện tại, Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non là một trong những khoa có hoạt động phong trào tương đối mạnh và toàn diện. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn có ý thức phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và viết tiếp trang vàng truyền thống đã được tạo dựng.

2. Sứ mạng, tầm nhìn

2.1. Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình và cả nước.

2.2.Tầm nhìn

Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Hoa Lư phấn đấu trở thành địa chỉ đào tạo có uy tín, nghiên cứu và tư vấn về khoa học Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non; có năng lực cạnh tranh, hội nhập trong nước và khu vực.

3. Chức năng

Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng các lĩnh vực công tác:

- Tổ chức quản lý và triển khai đào tạo các ngành: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; biên soạn giáo trình, tài liệu, chương trình đào tạo; đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo thuộc các ngành, chuyên ngành do khoa quản lý.

Các bộ môn thuộc khoa gồm: Nghiệp vụ Tiểu học, Nghiệp vụ Mầm non, Nghệ thuật.

4. Nhiệm vụ

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển khoa trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Quản lý giảng viên, viên chức, người lao động và sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; Tham gia xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của sinh viên theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ theo kế hoạch hằng năm của Trường.

- Xây dựng kế hoạch hợp tác với các trường Mầm non, Tiểu học trong và ngoài tỉnh để tổ chức cho sinh viên đi thực tế, thực hành, thực tập.

- Phân công giảng viên tham gia giảng dạy tại trường phổ thông thực hành sư phạm Tràng An theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong trường, xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ngoài trường.

- Triển khai kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu xã hội để cập nhật, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo, môn học và mở các ngành đào tạo mới.

- Theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các bộ môn, điều phối hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn theo chiến lược chung của Trường.