KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Được sự tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, thời gian vừa qua, Khoa Nông Lâm đã tiến hành công tác khảo sát tại một số cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và một số Trung tâm công nghệ cao tại Hà Nội nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học năm học 2019-2020 và định hướng nghiên cứu cho các năm tiếp theo.

Trong tháng 3 năm 2019, Khoa Nông Lâm đã tổ chức tham quan, khảo sát một số mô hình nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.Chuyến khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các cơ sở nuôi trồng, chế biến các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Cụ thể, trang trại nấm Nhật Linh - thôn Khương Dụ, xã Yên Phong, Yên Mô; trang trại nấm Hương Nam - xã Khánh Cư, Yên Khánh; một số mô hình hộ sản xuất cá thể như hộ sản xuất Trần Văn Tư - thôn Vân Tiến, xã Khánh Vân, Yên Khánh; hộ sản xuất Nguyễn Văn Ân - thôn Đông Mai, xã Khánh Vân, Yên Khánh và một số hộ gia đình sản xuất rau ở xã Yên Khánh.

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trao đổi tại các cơ sở sản xuất nấm dược liệu

Tại cơ sở, đoàn công tác đã được các chủ cơ sở, các hộ nông dân dành nhiều thời gian trao đổi về những thuận lợi, khó khăn mà các cơ sở đang gặp phải như vấn đề đầu ra của nông sản, vấn đề giống, vấn đề sâu, bệnh hại,… trong sản xuất nông nghiệp. Nhữngtrao đổi thẳng thắn, xuất phát từ kinh nghiệm và thực tiễn sản xuất đã gợi mở các hướng nghiên cứu, các cơ hội hợp tác nhằm cùng nhau giải quyết các vấn đề còn khó khăn trong sản xuất trên địa bàn.

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Khu vực xử lý phôi và nuôi trồng nấm Linh chi

Trong tháng 05 năm 2019, Khoa Nông Lâm tiếp tụctiến hànhkhảo sát tại một số trung tâm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong số đó là Viện nghiên cứu rau quả, trụ sở chính tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đây là nơi chuyên nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông thuộc các lĩnh vực rau, quả, hoa và cây cảnh trong phạm vi các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung của Việt Nam. Viện có hệ thống đồng ruộng thí nghiệm với đầy đủ các mô hình trình diễn, các tập đoàn rất phong phú về nguồn gen các giống rau, hoa, cây ăn quả phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống. Ngoài ra, Viện còn có hệ thống các phòng thí nghiệm với rất nhiều các trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu và ứng dụng trong công tác chọn tạo giống, trong công nghệ sau thu hoạch và trong việc phân tích, đánh giá chất lượng các sản phẩm rau, hoa, cây ăn quả.

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực tế tại khu triển khai đề tài của Viện nghiên cứu rau, quả và Khu thí nghiệm màu của Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong đợt khảo sát này, các giảng viên của khoa cũng đã đến thăm quan mô hìnhnghiên cứu của ThS. Ngô Trọng Tú tại khu thí nghiệm đồng ruộng thuộc Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tại đây, các thành viên của đoàn đã được tìm hiểu về cách chọn giống, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng để tạo ra được các hạt giống dưa chuột tốt nhất.

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tham quan Mô hình sản xuất dưa chuột giống của ThS. Ngô Trọng Tú (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Cũng tại Hà Nội, đoàn đã khảo sát thực tế hai mô hình sản xuất thử nghiệm khác. Cụ thể là mô hình trồng thử nghiệm rau giống mới gồm súp lơ vàng chanh và cải thảo chịu nhiệt thuộc xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Các thành viên trong đoàn đã được nghe chủ ruộng cùng Kỹ sư Phan Bá Lợi – Giám đốc doanh nghiệp cung cấp hạt giống Hoàng gia, trao đổi về quy trình kỹ thuật để sản xuất hai giống rau này.

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tham quan mô hình sản xuất súp lơ vàng, cải thảo chịu nhiệt tại huyện Đông Anh và mô hình sản xuất dưa lưới tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Đoàn cũng đã khảo sát thực tế khu trồng dưa lưới tại Quốc Oai, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là một trong những vườn dưa lưới lớn ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Vườn gồm 5 nhà lưới được trang bị hệ thống tưới nước và chất dinh dưỡng tự động, hệ thống nhà màng bao phủ toàn bộ nhằm hạn chế các loại sâu bệnh có thể xâm nhập vào giúp giảm lượng phân, thuốc, nước và tiết kiệm được cả chi phí nhân công. Các vụ trồng được gối nhau để đảm bảo cung cấp ổn định nguồn hàng cho nhiều đơn vị phân phối tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Những hoạt động thăm quan, học tập thực tế trên đây mang lại nhiều ý tưởng cho nghiên cứu, vốn kiến thức thực tế phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy trong thời gian tới của đơn vị.

Nguồn: Khoa Nông Lâm

Tin tiêu điểm